Từ Huế trở vào là khu vực lý tưởng quan sát hiện tượng “trăng máu” đêm mai
Cũng theo các nhà thiên văn học, thật may mắn, chúng ta có thể chứng kiến được hiện tượng hiếm có nói trên từ khoảng nửa đêm ngày 27/7 sang ngày 28/7, thời điểm này khi mặt trăng đi vào vùng bóng nửa tối và kết thúc vào khoảng 6h30 phút sáng ngày 28/7; trong đó, thời gian xảy ra nguyệt thực toàn phần là từ khoảng 3h21 đến 4h13 ngày 28/7.
Để được chứng kiến những giờ phút nguyệt thực toàn phần và hiện tượng trăng máu trong rạng sáng ngày 28/7 thì cần có điều kiện thời tiết là trời trong, không mây và không mưa. Những kiểu thời tiết này rất tiếc không phải ở khu vực nào trên cả nước cũng đều thuận lợi để được chứng kiến giây phút mặt trăng chuyển màu đỏ trong đêm ngày 27/7 này.
Cụ thể, các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sẽ nhiều khả năng có mưa vừa đến mưa to trong đêm 27/7 và ngày 28/7. Điều đó có nghĩa là trời sẽ rất âm u và không thể quan sát được mặt trăng trong thời điểm từ 0h đến 6h30.
"Điều kiện ít mây, không mưa hầu hết chỉ xảy ra ở các tỉnh từ Thừa Thiên Huế trở vào đến khu vực Nam Bộ, đặc biệt là khu vực ven biển Trung Bộ và Nam Bộ. Đây sẽ là các khu vực lý tưởng để quan sát hiện tượng trăng máu vào rạng sáng ngày thứ 7 (28/7) tới với thời tiết không mưa và nhiệt độ (từ 0h đến 7h) khá mát mẻ, 25-28 độ C" - một chuyên gia khí tượng thủy văn cho biết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ LĐ-TB&XH sẽ rà soát, đề xuất Chính phủ mức tăng lương tối thiểu vùng phù hợp
Đà Nẵng: Cuộc thi ‘Hồn phố’ thu hút giới trẻ
Giáo dục tiếng Hàn trong bối cảnh xã hội siêu kết nối
Năm 2025, EVNCPC xây thêm 70 nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên
Năm 2025, phấn đấu nâng hạng ga quốc nội sân bay Đà Nẵng chuẩn 4 sao Skytrax
Nâng cao nhận thức về mối đe doạ của kháng thuốc