Mua xe máy mới mà quên làm điều này, coi chừng bị phạt đến 6 triệu đồng, bị tịch thu xe
Xây nhà trên đất nông nghiệp năm 2025: Phải tháo dỡ và nộp phạt bao nhiêu tiền? / Từ tháng 5/2025, mua bảo hiểm xe máy bắt buộc nhưng không làm điều này vẫn bị xử phạt
Theo quy định mới trong Nghị định 168/2024/NĐ-CP, việc điều khiển xe mới chưa có đăng ký xe (hoặc vượt quá phạm vi, thời gian được phép của đăng ký tạm thời) không chỉ khiến bạn bị phạt hành chính từ 2 đến 3 triệu đồng mà còn có thể dẫn đến tình huống "toang" hơn: bị tịch thu phương tiện nếu không chứng minh được nguồn gốc xe.
Cụ thể, khi bạn mua xe máy mới, trong thời gian chờ làm thủ tục đăng ký chính thức, bạn hoàn toàn có thể xin đăng ký tạm thời. Giấy này được cấp thông qua thủ tục đăng ký tạm thời mà bạn có thể thực hiện nhanh gọn trên Cổng dịch vụ công và có hiệu lực trong vòng 15 ngày. Tuy nhiên, giấy đăng ký tạm thời chỉ cho phép bạn lưu thông trên tuyến đường nhất định, ví dụ như từ nơi bán xe về nhà hoặc từ nhà đến điểm đăng ký chính thức. Nếu bạn phóng xe đi quá tuyến hoặc quá hạn ghi trong đăng ký tạm thời, thì bạn đã vi phạm luật.
Ảnh minh họa.
Nếu “quên” luôn cả việc làm đăng ký tạm thời, chỉ dắt xe ra đường không gắn biển số, thì mức phạt sẽ còn nặng tay hơn, dao động từ 4 đến 6 triệu đồng tùy lỗi. Trường hợp bị phát hiện điều khiển xe không gắn biển số (hoặc gắn biển giả, biển không đúng với giấy đăng ký), bạn sẽ phải “đốt ví” kha khá và thậm chí có nguy cơ xe bị tịch thu nếu không chứng minh được giấy tờ nguồn gốc.
Vậy khi nào thì bị tịch thu xe? Nếu bạn điều khiển xe mà không có đăng ký, hoặc giấy đăng ký không đúng số khung số máy, hoặc giấy đăng ký bị tẩy xóa, làm giả, và bạn không thể cung cấp các giấy tờ hợp pháp như hợp đồng mua bán, hóa đơn, hoặc chứng nhận quyền sở hữu, thì CSGT hoàn toàn có quyền tịch thu phương tiện theo quy định.
Chưa hết, Nghị định 168/2024 còn liệt kê hàng loạt hành vi lái xe cực nguy hiểm, thường thấy trong các pha “biểu diễn đường phố” mà nếu tái phạm, bạn sẽ bị tịch thu xe ngay cả khi đang sở hữu giấy tờ đầy đủ. Bao gồm buông cả hai tay khi lái xe, nằm trên yên khi lái, quay người về sau điều khiển, dùng chân để lái, chạy xe bằng một bánh, lạng lách đánh võng, hay thay người lái trong khi xe vẫn đang chạy… Những hành vi này không chỉ gây nguy hiểm cho bản thân mà còn đe dọa an toàn cho người tham gia giao thông khác, vì thế mức xử phạt cao là hoàn toàn hợp lý.
End of content
Không có tin nào tiếp theo