Tư vấn pháp luật

Quy định mới về bán đấu giá tài sản thi hành án

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 33/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 62/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự.

'Bi hài chuyện vợ không thể tái hôn vì không tìm được chồng để ly hôn / Cấm lái xe 5 năm nếu gian dối trong cấp lại giấy phép

Trong đó, sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 3 và khoản 5 Điều 27 quy định bán đấu giá và xử lý kết quả bán đấu giá tài sản thi hành án.

Theo quy định mới có hiệu lực từ ngày 1/5/2020, trước khi bán đấu giá tài sản lần đầu đối với tài sản thuộc sở hữu chung mà có nhiều chủ sở hữu chung đề nghị mua phần tài sản của người phải thi hành án theo giá đã định thì Chấp hành viên thông báo cho các chủ sở hữu chung đó thỏa thuận người được quyền mua. Nếu không thỏa thuận được thì Chấp hành viên tổ chức bốc thăm để chọn ra người được mua tài sản.

Trường hợp trong cùng một cuộc đấu giá mà có nhiều tài sản được đấu giá thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự yêu cầu tổ chức đấu giá thực hiện việc đấu giá theo thứ tự tài sản có giá trị lớn nhất. Trường hợp số tiền thu được đã đủ để thi hành nghĩa vụ và các chi phí theo quy định thì không tiếp tục đấu giá các tài sản còn lại.

Quy định mới về bán đấu giá tài sản thi hành án - 1

Một phiên bán đấu giá tài sản (Ảnh minh hoạ)

Người mua được tài sản bán đấu giá phải nộp tiền vào tài khoản cơ quan thi hành án dân sự trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày đấu giá thành và không được gia hạn thêm.

Trong thời hạn không quá 30 ngày, trường hợp khó khăn, phức tạp thì không quá 60 ngày, kể từ ngày người mua được tài sản nộp đủ tiền, cơ quan thi hành án dân sự phải tổ chức việc giao tài sản cho người mua được tài sản, trừ trường hợp có sự kiện bất khả kháng.

Tổ chức đấu giá tài sản có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thi hành dân sự trong việc giao tài sản cho người mua được tài sản đấu giá. Hành vi cản trở, can thiệp trái pháp luật dẫn đến việc chậm giao tài sản bán đấu giá thành và gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Nghị định 33 cũng quy định, trường hợp sau khi phiên đấu giá kết thúc mà người trúng đấu giá tài sản từ chối mua hoặc ký hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá nhưng chưa thanh toán thêm bất kỳ khoản tiền nào thì sau khi trừ đi chi phí đấu giá tài sản, khoản tiền đặt trước thuộc về ngân sách nhà nước và được sử dụng để thanh toán lãi suất chậm thi hành án, tạm ứng chi phí bồi thường Nhà nước, bảo đảm tài chính để thi hành án và các chi phí cần thiết khác.

Nếu người mua được tài sản bán đấu giá không thực hiện đầy đủ hoặc không đúng hạn nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng thì tiền thanh toán mua tài sản đấu giá được xử lý theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá và quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán tài sản.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm