Tuyệt đối không được bơm silicon lỏng
Ghi nhận của các BS thẩm mỹ cho thấy, lứa tuổi chị em chỉnh trang vòng 1 gặp nhiều nhất là từ 20 - 40 tuổi, cá biệt cũng có người ngoài 60 tuổi.
Còn theo ghi nhận của BS Đỗ Quang Hùng thì: "Trong các thủ thuật làm đẹp có gây mê thì đặt túi nâng ngực chiếm nhiều nhất. Nếu tính chung về làm đẹp ở phái nữ, thì nâng ngực đứng hàng thứ 3, sau chỉnh mắt và chỉnh mũi. Các nhà phân phối túi nâng ngực cho biết, trong các nước ASEAN, VN tiêu thụ túi ngực đứng hàng thứ hai".
Nhận biết túi ngực bị xì, bị thủng Với túi làm từ silicon lỏng khi bì xì bộ ngực sẽ bị biến dạng do dịch silicon thoát ra; hoặc sờ vào bầu ngực có cảm giác đóng cục, cứng… Với loại túi nước biển thì dễ nhận biết nếu bị xì, bị thủng, đó là ngực sẽ xẹp nhỏ thấy rất rõ (vì nước biển xì ra ngấm hêt vào cơ thể). |
BS Nguyễn Thanh Vân khuyên, chị em cần cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi quyết định phẫu thuật nâng ngực, hoặc chỉnh trang các bộ phận trên cơ thể. Phải suy nghĩ kỹ có cần thiết phải làm không. Cần trao đổi tham khảo ý kiến người thân, ý kiến của chồng.
Vì có những trường hợp chị em "lén" chồng đi phẫu thuật nâng ngực, để rồi sau đó vỡ lở thành bi kịch. Cần được tư vấn rõ ở BS chuyên khoa để biết trước những biến chứng, hoặc những kết quả không mong muốn có thể xảy ra trong phẫu thuật nâng ngực.
Tìm hiểu kỹ về BS, cơ sở làm đẹp và lưu ý chỉ được đặt túi ngực ở các bệnh viện chuyên khoa thẩm mỹ, tại các khoa phẫu thuật thẩm mỹ của các bệnh viện, những nơi được phép làm loại phẫu thuật này.
Đặc biệt, mặc dù silicon lỏng đã bị cấm từ lâu trong làm đẹp (như bơm ngực, bơm mông, bơm mũi), tuy nhiên, đến nay tại VN vẫn còn tình trạng nhiều chị em vì thiếu hiểu biết nên để cho những người làm thẩm mỹ trái phép sử dụng loại silicon này. Trước tết Nguyên đán, Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận một nạn nhân nữ, ngoài 40 tuổi vào viện trong tình trạng bị biến chứng nhiễm trùng, viêm tấy phần ngực bên trái vì bơm silicon lỏng.
Người này cho đã bơm silicon lỏng lần thứ 3 để nâng ngực. BS phải điều trị chống nhiễm trùng, đợi sau tết phẫu thuật giải quyết hậu quả.
Biến chứng thường gặp của silicon lỏng sau một thời gian bơm là chúng dồn cục, gây nhiễm trùng, áp xe, làm hư mô cơ nơi bơm vào.
"Bơm ngực bằng silicon lỏng đã bị cấm, nhưng vẫn có những trường hợp bơm chui ở VN, gây biến chứng nguy hiểm như, vón cục thành khối ở ngực, áp xe hoại tử mô vú, thậm chí làm thuyên tắc mạch gây tử vong. Bệnh viện chúng tôi cũng thường gặp, xử lý giải quyết hậu quả biến chứng do bơm silicon", BS Nguyễn Thanh Vân cho biết.
Theo Thanh Niên
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Kinh tế 2024- Dự báo 2025: Xuất khẩu thuỷ sản về đích 10 tỷ USD
FPT Nhật Bản đạt danh hiệu nơi làm việc tốt nhất
Quy định mới về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi
Cần khuyến khích thoả đáng cho chuyên gia tư vấn phản biện, giám định xã hội
Thi công thần tốc, gấp rút đưa các dự án FDI vào sản xuất