Vạn Phúc … sắc lụa Hà Đông
Nằm bên bờ sông Nhuệ, làng Vạn Phúc giờ khang trang hơn. Nhà cao tầng, các gian hàng trưng bày lụa mọc lên san sát, con phố bán lụa mới mở cứ dài ra mãi. Nhưng làng vẫn còn giữ được ít nhiều nét cổ kính qua hình ảnh chiếc giếng làng nằm cạnh cây đa cổ thụ và những phiên chợ chiều họp trước đình làng. Trong nhiều gia đình, khung dệt cổ vẫn được giữ lại xen lẫn với các khung dệt cơ khí hiện đại.
Bà Nguyễn Thị Tâm chủ xưởng dệt lụa tơ tằm Triệu Văn Mão cho biết hiện tại còn khoảng 60% hộ sản xuất và kinh doanh các mặt hàng dệt lụa tơ tằm. Trong làng nghề hình thành nhiều doanh nghiệp lớn nên mẫu mã, chủng loại cũng phong phú hơn nhiều. “Ban đầu lụa Vạn Phúc chỉ để phục vụ tầng lớp trung lưu trở lên nhưng đến cuối thế kỷ 19, nhà Nguyễn khuyến khích dùng hàng nội, các nghệ nhân làng Vạn Phúc nhanh chóng sưu tầm, học hỏi, cải tiến để "bình dân hóa" các mặt hàng gấm, vóc”, bà Tâm cho biết thêm.
Ngày nay các mặt hàng đã đáp ứng được nhu cầu cho mọi tầng lớp từ bình dân cho tới đắt tiền, màu sắc mẫu mã đa dạng nhiều chủng loại phù hợp nhu cầu người tiêu dùng. Từ những món quà tặng, những chiếc ví, chiếc khăn tấm áo… đều được làm bằng lụa với giá thành từ vài chục nghìn cho tới vài trăm nghìn tùy từng sản phẩm cũng như chất lượng.
Trải qua bao thăng trầm đổi thay, làng lụa Vạn Phúc vẫn giữ được nguyên vẹn những giá trị cổ truyền trên từng vân lụa, thớ vải. Nét đặc biệt của lụa Vạn Phúc nói chung và lụa hàng vân nói riêng là ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè, mặc lên người thấy mềm mại và nhẹ nhàng. Hoa văn trang trí trên vải lụa tuy rất đa dạng với các mẫu Song Hạc, mẫu Thọ Đỉnh, mẫu Tứ Quý... song luôn tuân theo những thủ pháp nghệ thuật truyền thống như trang trí đối xứng, đường nét không rườm rà, phức tạp mà phóng khoáng, dứt khoát.
Ở Việt Nam có nhiều nơi làm nghề dệt lụa nhưng không ở đâu có các loại vân trên lụa như ở làng nghề Vạn Phúc bởi để làm nên 1 miếng lụa vân cổ phải dệt 2 loại vo dây và vo võng để dệt rất khó . Nét đặc trưng của vân lụa cổ là nhìn bên ngoài có thể khoe được màu sắc bên trong ,rất mỏng manh nhưng khi mặc không bị dãn bị xô mặc rất mát trên mỗi tấm lụa đều có ghi tên nơi sản xuất người nào dệt máy nào có tên của người ấy bởi thế lụa vân rất khó có thể làm nhái khiến người tiêu dùng vô cùng yên tâm .
Cô Nguyễn Thị Sáng( quận 1 TP HCM) cho biết, tới làng lụa Vạn Phúc được nhìn thấy những sản phẩm từ lụa tinh xảo bắt mắt, mẫu mã đa dạng cô và mọi người khách tới mua hàng đều rất thích tuy nhiên khi được tận mắt vào xưởng sản xuất xem người thợ dệt lên những tấm lụa thì mọi người mới thực sự tin tưởng và tin dùng sản phẩm.
Còn bạn gái tên Trang sinh viên một trường đại học ở Hà Nội chia sẻ, bạn thường dẫn bạn bè tới đây mua lụa về may trang phục áo dài bởi theo bạn áo dài được may bằng chất liệu lụa tơ tằm của Việt Nam sẽ càng tôn lên vẻ đẹp người phụ nữ Việt. Ngoài ra bạn còn mua những sản phẩm làm từ lụa ở đây làm quà tặng cho gia đình và người thân.
Theo người dân kể lại bà tổ của dệt lụa là bà Lã Thị Nương, cách đây khoảng 1.200 năm, bà A Lã Thị Nương, một người con gái ở Cao Bằng nổi tiếng đảm đang và dệt lụa khéo léo về làm dâu làng Vạn Phúc. Bà đã đem những bí quyết dệt lụa của Trung Quốc về truyền dạy cho người dân trong làng. Đến khi mất đi, bà được người dân tôn làm thành hoàng làng người dân lấy ngáy sinh của bà là 18-8 âm và ngày mất la 25 tháng chạp để người dân tế lễ giỗ tổ.
Làng lụa Vạn Phúc có tiếng từ thời Lý. Lụa cao cấp để tiến cống vua các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn, theo khách buôn sang phương Tây, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và một số nước Đông Nam Á qua con đường giao thương tại các cửa biển Vạn Ninh (Quảng Ninh), Hội An (Quảng Nam - Đà Nẵng). Dưới triều Nguyễn, lụa Vạn Phúc thậm chí được chọn may quốc phục.
Làng lụa Vạn Phúc ngày nay do ảnh hưởng của thành thị hiện đại nhiều nhà cao tầng mọc lên nhưng vẫn giữ gìn được những nét cổ kính của làng quê đặc trưng là hình ảnh cổng làng cổ Vạn Phúc , hình ảnh cây đa giếng nước đền thờ … khách hàng tới đây không chỉ mua lụa mà còn được thăm quan và trở về làng quê yên bình.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ LĐ-TB&XH sẽ rà soát, đề xuất Chính phủ mức tăng lương tối thiểu vùng phù hợp
Đà Nẵng: Cuộc thi ‘Hồn phố’ thu hút giới trẻ
Năm 2025, EVNCPC xây thêm 70 nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên
Giáo dục tiếng Hàn trong bối cảnh xã hội siêu kết nối
Nâng cao nhận thức về mối đe doạ của kháng thuốc
Năm 2025, phấn đấu nâng hạng ga quốc nội sân bay Đà Nẵng chuẩn 4 sao Skytrax