Vào TPP, tôi lo cho doanh nghiệp nhưng lo cho Nhà nước nhiều hơn
Tại buổi gặp mặt, trả lời thắc mắc của phóng viên về cơ hội và khó khăn cũng như lo ngại nhập siêu của Việt Nam sẽ tăng mạnh khi tham gia vào TPP cũng như TPP có hiệu lực, ông Tuyển cho biết, khi vào TPP, cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam phát triển sẽ là rất nhiều và thách thức cũng không ít.
Ông Tuyển nhấn mạnh: "Cơ hội không tự nó biến thành lợi ích, không tự nó biến thành sức mạnh chiến trường cho doanh nghiệp. Ngược lại, thách thức là sức ép trực tiếp nhưng sức ép đến đâu còn tùy vào phản ứng của chúng ta là điều đáng chú ý nếu như không nhấn mạnh điều này chúng ta sẽ vỡ mộng hoặc bi quan".
Ông Tuyển cũng cho biết: "Bản thân tôi rất lo cho doanh nghiệp, nhưng lại lo cho Nhà nước nhiều hơn. Vì doanh nghiệp chịu sức ép của cạnh tranh thì phải vươn lên, có doanh nghiệp có thể chết, có thể trưởng thành còn Nhà nước thì khác.
"Việt Nam chúng ta đang sống trong cảm xúc quá nhiều, giống như WTO đã từng tạo ra trào lưu cảm xúc đến nỗi có những cuộc đi bộ để ăn mừng. Chúng ta thắng một trận đá bóng thì tâng lên tận mây xanh, nhưng thua một trận thì xuống hết cỡ. Phải hết sức bình tĩnh, không nên sống nhiều quá vào cảm xúc", vẫn lời ông Tuyển.
Trả lời thắc mắc về vấn đề nhập siêu, ông Tuyển thừa nhận có khả năng nhập siêu tăng trong thời gian đầu khi TPP có hiệu lực vì đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ nhiều. Tuy nhiên, ông Tuyển cũng cho rằng, việc nhập siêu có tăng lên cũng phải là vấn đề xấu và sau khi phát triển và ổn định sản xuất, xuất khẩu sẽ tăng lên và từ đó sẽ giảm áp lực nhập siêu và tạo cân bằng cho cán cân thương mại của Việt Nam.
Cũng tại buổi gặp mặt cung cấp thông tin kết thúc đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương - TPP, trả lời thắc mắc của phóng viên về tác động của TPP đế ngành ô tô, Thứ Trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh cho biết, các ngành ôtô, thép có thể gặp khó khăn khi vào TPP khi phải cạnh tranh với các nước có thế mạnh về ngành này nhưng sức ép cạnh tranh không lớn. Và hơn nữa, sản phẩm của Việt Nam hướng đến phân khúc trung bình trong khi sản phẩm các nước hướng đến thị trường cao cấp.
End of content
Không có tin nào tiếp theo