Quốc tế

Vén bức màn đằng sau việc Pháp ‘nâng đỡ’ Iran dỡ bỏ cấm vận

(DNVN) - Chuyến viếng thăm Paris của chủ tịch nước Hassan Rohani, Iran ngày 28/1 được xem là một cuộc viếng thăm lịch sử, vì lần cuối cùng có một chuyến thăm tương tự là vào năm 2005.

Ông Hassan Rohani được bầu làm Chủ tịch nước Iran vào năm 2013, và ông đã thúc đẩy nhanh chóng các cuộc thương lượng với phương Tây để xóa bỏ lệnh cấm vận. Những nỗ lực này đã đạt được thành công đúng ngày kỷ niệm Cách mạng Pháp 14/7/2015.

Như vậy, hiệp ước về vấn đề hạt nhân đã được ký kết với 6 nước phương Tây tại Vienne, Áo, để xóa bỏ lệnh cấm vận.

Trong tình hình kinh tế đang khó khăn của Pháp thì những đơn đặt hàng của Iran và lời kêu gọi của chủ tịch Rohani đối với Pháp "hãy đóng lại quá khứ và quên đi những hiềm khích để mở ra một quan hệ mới" như một trận mưa rào trên đồng khô nắng cháy.

Chủ tịch nước Iran Hassan Rohani được tổng thống Pháp Hollande đón tiếp ở cung điện Elysée.

Cho đến hiện tại, Pháp còn đứng thứ 11 trên quan hệ xuất/nhập với Iran, chỉ với xấp xỉ 1 tỷ USD. Đứng trước Pháp trong việc trao đổi quan hệ thương mại với Iran là Trung quốc (gần 11 tỷ USD), Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc, Đức, Ấn Độ, Braxin, Nga, Ý, Ukraina và Malaysia.

Ngay khi lệnh cấm vận được dỡ bỏ, Iran đặt mua 118 Airbus với tổng trị giá khoảng 25 tỷ USD, gồm có 73 máy bay tuyến dài và 45 máy bay tuyến ngắn.

Ba công ty Bouygues, Vinci và ADP đã ký hợp đồng thương lượng đặc quyền với Iran để xây dựng ba phi trường quốc tế tại Iran, riêng nhóm Vinci còn được quyền thương lượng hợp đồng khai thác các cảng hàng không tại hai phi trường Mashhad và d'Ispahan đang trong hoạt động, mỗi năm có tổng số lượng du khách khoảng 23 triệu lượt/người.

Các hãng xe hơi Pháp cũng được dịp “tung cánh”, trong đó hãng PSA Peugeot Citroën sẽ đầu tư 200 triệu euros để hiện đại hóa một cơ sở sản xuất xe hơi ở gần Teheran trong giai đoạn đầu để sản xuất các thiết bị thay thế cho xe Peugeot.

Đồng thời, năm 2017 sẽ sản xuất tại chỗ các dòng xe 2008, 301 và 308. Nhưng tham vọng còn xa hơn nữa là sẽ xuất cảng từ Iran sang các nước lân cận trong khu vực Trung Đông.

 

Công ty xe lửa Pháp SNCF cũng ký một hợp đồng liên hiệp để khai thác những tuyến đường xe lửa giữa Iran và Pháp. Hãng Total công ty dầu hỏa cũng ký một hợp đồng mua dầu hỏa từ Iran với một khối lượng từ 150.000 đến 200.000 thùng/ngày.

Trên phương diện chính trị, để làm “thỏa mãn” những tiếng nói chỉ trích Iran tại Pháp, tổng thống Pháp Hollande đã nhắc tới Iran về vấn đề nhân quyền. Bởi Pháp là nước rất gương mẫu gìn giữ các điều lệ về nhân quyền.

Nhưng khi tuyên bố trước báo chí thì tổng thống Pháp Hollande có một sự phát biểu “cân bằng” hơn: "Người phương Tây không nên chỉ nói một cách đơn giản là nước của họ hoàn toàn tôn trọng nhân quyền trong khi các nước khác thì không tôn trọng, đó là một điều sai lầm hoàn toàn".

Nên đọc


Thu Phương (Theo AFP)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo