Vì sao chưa công bố ngân hàng nhóm bốn?
Khi đó, những ngân hàng nào rơi vào nhóm nguy hiểm, xử lý ra sao sẽ được công bố. Theo kế hoạch của Ngân hàng Nhà nước, cuối tháng 3 đầu tháng 4 sẽ công khai số liệu của ngân hàng và đi kèm với phương pháp xử lý cho từng ngân hàng cụ thể.
Tuy Ngân hàng Nhà nước chưa công bố cụ thể những ngân hàng trong nhóm 4, nhưng các ngân hàng ở nhóm an toàn cũng tự công bố phân bổ tăng trưởng tín dụng để khẳng định uy tín, như thế những ngân hàng còn lại dễ được mọi người hiểu đó là nhóm không an toàn?
Điều đáng nói, những ngân hàng thuộc nhóm mất khả năng thanh toán lại thường huy động vốn với lãi suất cao dễ có rủi ro. Khi có thông tin phân nhóm, người dân gửi tiền phải tự sàng lọc, quyết định xử lý như thế nào là quyền của họ chứ Ngân hàng Nhà nước không để xảy ra tình trạng rút tiền hàng loạt.
Vậy trong trường hợp này người dân thấy nghi ngờ ngân hàng mình gửi tiền thuộc nhóm 4 thì có thể rút tiền chuyển sang ngân hàng khác?
Đấy là quyền của khách hàng. Nghĩa là người dân phải chủ động nghe ngóng về thông tin của ngân hàng mình gửi xem nó thuộc nhóm nào. Và chuyện rút tiền chỉ là nhỏ lẻ.
Nhưng liệu có tình trạng ngân hàng mất khả năng thanh toán, không chi trả được tiền gửi cho người dân hay không?
Thực tế, kịch bản này cũng đã được tính đến, khi ấy Ngân hàng Nhà nước sẽ cho phép mua bán nợ và sáp nhập ngân hàng nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân.
Theo ông, giải pháp cho những ngân hàng nhóm 4 cụ thể là gì?
Tôi nghĩ rằng Ngân hàng Nhà nước cần phân tích rõ ràng, vấn đề gì không phải là chủ quan từ phía ngân hàng thì giúp họ củng cố và thoát ra khỏi khó khăn. Còn ngược lại những yếu kém do chính ngân hàng của họ gây ra thì cần thực hiện các giải pháp như sáp nhập với ngân hàng lớn, tìm đối tác là ngân hàng nước ngoài, tham gia quản lý để cải thiện tình hình.
Trong tình trạng không có ngân hàng nào kể cả nước ngoài chịu tham gia quản lý thì Ngân hàng Nhà nước phải có biện pháp mua nợ, thu ngân hàng yếu ấy về để củng cố, sau đó bán lại cho tổ chức có đủ năng lực. Nhưng trách nhiệm chủ yếu vẫn thuộc về Ngân hàng Nhà nước.
Cũng có ý kiến cho rằng, mấy năm vừa qua Nhà nước cho phép thành lập ngân hàng có vẻ thông thoáng hơn nên giờ khó kiểm soát được năng lực của nó. ông thấy có đúng như vậy không? và có ý kiến gì về vấn đề này?
Quản lý yếu kém và lỏng lẻo của hệ thống ngân hàng là có. Bây giờ muốn xử lý dứt điểm phải sử dụng nhiều biện pháp, kể cả mệnh lệnh hành chính và kinh tế. Hiện nay, để giải quyết tình trạng yếu kém của một số ngân hàng thì đây là thời cơ giải quyết dứt điểm và nghiêm túc. Thực tế, ngân hàng của chúng ta so về số lượng thì chưa nhiều, và phạm vi đáp ứng cũng chưa hẳn tốt cho nền kinh tế. Vấn đề của ngân hàng ở chỗ vốn nhỏ, công nghệ thấp và tính hiệu quả, khả năng quản lý chưa cao.
Xin cảm ơn ông!
Theo NĐT
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cam kết những giá trị bền vững dẫn lối cho sự phát triển của Masterise
Giá ngoại tệ ngày 25/12/2024: USD giữ đà tăng trong kỳ nghỉ lễ
Giá vàng trong nước ngày 25/12/2024: Duy trì ổn định bất chấp vàng thế giới tăng
Giá nông sản ngày 25/12/2024: Giá cà phê tăng nhẹ, hồ tiêu giữ vững mức cao
Bước đệm cho tăng trưởng từ giảm 2% thuế VAT
Giá heo hơi ngày 25/12/2024: Miền Nam và miền Trung tiếp tục xu hướng tăng