Clip: Cảm thấy bị xâm phạm lãnh thổ, hà mã tấn công linh dương
'UFO bị tóm dính dù chớp thời cơ hiếm có lộ diện' khiến đám đông la hét: Loạt nghi vấn trỗi dậy! / Là loài rắn độc, tại sao rắn hổ mang hognose lại “diễn trò giả chết” khi gặp nguy hiểm và không bao giờ dám tấn công?
Trong nhóm các loài thú hoang dã lớn ở châu Phi bao gồm: sư tử, báo hoa mai, tê giác, voi, hà mã và trâu rừng, loài động vật nguy hiểm nhất, khó nắm bắt được tính cách nhất là hà mã.
Chúng là loài động vật đặc biệt, là loài móng guốc lưỡng cư duy nhất trong số các loài động vật móng guốc. Với thân hình mũm mĩm, quá khổ, hà mã còn được biết đến là loài động vật lưỡng cư vì dành đến 16 giờ mỗi ngày trong nước. Từ "hippoptamus" xuất phát từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là "ngựa nước" hoặc "ngựa sông". Mặc dù có tên như thế nhưng hà mã và ngựa không có quan hệ gần gũi mà họ hàng gần nhất với hà mã là lợn, cá voi và cá heo.
Những chiếc răng lớn của hà mã trên thực tế lại rất vô dụng trong việc kiếm ăn, thậm chí còn cản trở quá trình ăn uống. Khi ngậm miệng, răng nanh hàm trên và răng nanh hàm dưới bị khóa chặt vào nhau và khiến cho chúng không thể nhai nghiêng, dẫn đến hiệu quả ăn nhai thấp bất thường. Giống như các động vật có móng guốc khác, hà mã dựa vào hệ tiêu hóa cộng sinh ở dạ dày trước để tiêu hóa thực vật.
Có thể thấy, hà mã có khá nhiều điểm tương đồng với hình ảnh một tay "võ biền" thời phong kiến. Chẳng hạn, thân hình to lớn, có thể đạt chiều dài 3,3 - 5 m và cao tới 1,6 m tính tới vai, đi kèm sức mạnh to lớn, thích dùng tới vũ lực khi "nổi quạu" và điều quan trọng nhất đó là không có đầu óc.
Nhiều tình huống dở khóc dở cười đã xảy ra bởi cái tính xốc nổi, không bao giờ suy nghĩ trước khi hành động của hà mã. Thường thì hà mã mang trong mình dáng vẻ lù đù, chậm chạp, tuy nhiên, cũng có lúc nó sẽ trở nên nóng giận, mất kiểm soát, sẵn sàng hạ gục bất kỳ loài động vật nào xuất hiện trong tầm mắt và có thời điểm, hà mã trở thành sinh vật mang trái tim nồng ấm, luôn dang tay che chở cho những loài động vật nhỏ bé.
Nguyên nhân là do hà mã là loài vô cùng nóng tính và dễ mất kiểm soát, bất cứ khi nào hà mã cảm thấy có sự xâm phạm nó sẽ điên cuồng chống trả và có thể tiêu diệt luôn kẻ đi lạc.
Một đoạn clip được quay tại Công viên quốc gia Chobe, Botswana đã cho người xem phần nào sự hung bạo của hà mã. Theo đó, một cặp đôi linh dương đã suýt nữa thì phải trả giá đắt vì đã lỡ vi phạm tới vùng lãnh thổ của đàn hà mã. Chỉ cần một chút chậm trễ, cặp đôi linh dương đã không thể lành lặn để sang đến bờ bên kia.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Bị đàn linh cẩu 'đánh hội đồng', sư tử co giò trốn chạy lên cây và cái kết
CLIP: 'Đè đầu cưỡi cổ' ngựa vằn, sư tử vẫn bị con mồi hành cho 'thừa sống thiếu chết'
CLIP: Màn săn mồi "đỉnh của đỉnh", chú chim nhỏ xấu số vô tình trở thành miếng mồi ngon cho sát thủ máu lạnh
CLIP: Bị sư tử ngoạm chặt cổ, trâu rừng có màn 'lội ngược dòng' khiến kẻ đi săn 'xanh mặt'
Việt Nam sở hữu loài cây quý hiếm bậc nhất thế giới, chỉ có duy nhất ở nước ta
CLIP: Mãn nhãn trước màn tử chiến giành mồi của đàn sư tử
Ảnh minh họa.