Clip: Chấp lợi thế sân nhà, chú linh dương dũng cảm cho cá sấu "hít khói" trong cuộc đua sinh tử
Pha thoát thân thần kỳ của kỳ đà hoa khỏi răng nanh cá sấu / Chùm ảnh: Cá sấu bị hà mã “hành hung” tơi bời vì tội “nhiều chuyện”
Công viên Quốc gia Chobe ở vùng phía Tây Bắc của Botswana là công viên hoang dã lớn thứ ba tại đây. Nó lấy tên từ sông Chobe, chảy dọc theo ranh giới phía bắc của công viên. Nơi đây tạo thành biên giới giữa Botswana và dải Caprivi của Namibia. Con sông là nhịp tim của khu vực, cung cấp một nguồn nước quanh năm cho vô số động vật và các loài chim sinh sống nơi đây.
Động vật hoang dã là điểm thu hút số một ở Chobe. Các nhà nghỉ và trại cắm trại cung cấp các chuyến lái xe ba giờ, ba lần một ngày ở các phương tiện mở. Trong mùa khô nói riêng, (từ tháng 4 đến tháng 10) ngay cả một chuyến đi ngắm cảnh vào buổi trưa cũng có thể mang lại một lượng lớn người nhìn thấy khi động vật hoang dã đến sông Chobe để thưởng thức đồ uống khi ngày nóng lên.
Sông Chobe tạo thành môi trường sống lý tưởng cho các loài động vật phụ thuộc vào nước. Trong số đó bao gồm hà mã, cá sấu sông Nile, và linh dương lechwe. Với số lượng động vật đông đúc cư ngụ như vậy, việc những trận chiến săn mồi giữa các loài động vật hoang dã xảy ra thường xuyên ở Công viên Quốc gia Chobe là điều không cần phải bàn tới. Chị Caitlyn Earwaker, một nữ thú y 24 tuổi cùng với gia đình mình trong chuyến du lịch đến Chobe đã cực kỳ phấn khích khi bắt gặp một màn rượt đuổi khó tin tại đây.
Clip nguồn: LatestSightings.
Hôm đó, gia đình chị Earwaker đang "thả hồn" vào khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp dọc theo bờ sông Chobe. Họ bắt gặp vô vàn các loài thú quý hiếm tìm đến bên bờ sông để giải khát. Trong số đó, hướng dẫn viên du lịch đã chỉ cho những vị khách của mình hình ảnh một con linh dương lechwe (loài linh dương có bộ lông màu đỏ đặc trưng) đang bơi ngang qua bờ sông. Được biết đây là một trong số năm loài linh dương châu Phi đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do sự săn bắt, suy thoái môi trường sống và cạnh tranh với vật nuôi gia súc.
Trước khung cảnh hữu tình, có núi, có sông và nhiều loài động vật quý hiếm đang vui đùa khiến tất cả những người chứng kiến ai nấy đều cảm thấy bình yên đến lạ. Tuy nhiên điều này không kéo dài được lâu. Bất chợt, một con cá sấu ngoi lên trên mặt nước và bắt đầu lao thẳng đến con linh dương.
Ai nấy đều nín thở cầu nguyện cho chú linh dương trước kiếp nạn sắp tới. Con cá sấu lúc này bắt đầu tăng tốc. Với lợi thế sân nhà, nó không cho phép miếng mồi ngon có thể vuột mất một cách lãng phí. Chú linh dương cũng cảm nhận được sự nguy hiểm và tham gia vào trò chơi đuổi bắt.
Theo các nhà khoa học, do sống dưới nước nên các chi và đuôi của cá sấu hỗ trợ hoàn hảo cho khả năng bơi lội. Cái đuôi cực khỏe giúp cá sấu có thể bơi với vận tốc 32 km/h. Nhưng linh dương không phải là một đối thủ dễ xơi, đặc biệt là ở trò chơi đuổi bắt. Đôi chân dài, thanh, mảnh như một siêu mẫu là công cụ tuyệt vời mà mẹ thiên nhiên ban tặng giúp cho linh dương có thể dễ dàng di chuyển ở những vùng nước nông. Không chỉ thế, khát khao được sống cháy bỏng đã giúp cho con vật ở bài viết đã chiến thắng tuyệt đối trước sự truy đuổi của cá sấu. Rõ ràng ở một cuộc chơi sinh tồn, bỏ ngoài kỹ năng thì ý chí là thứ quan trọng nhất để phân định thắng bại
End of content
Không có tin nào tiếp theo