Clip: "Liên minh công lý" đập tan âm mưu xâm lược của con rắn hổ mang hung tợn
Những phi tần thời xưa có '2 chấm đỏ trên khóe miệng' không phải để làm đẹp mà là để cung phụng hoàng đế / Phòng ngủ của hoàng đế triều Thanh rộng bao nhiêu? Không quá mười mét vuông, Từ Hi Thái hậu cũng không ngoại lệ
Chị Lara De Matos trong chuyến đi đến Công viên Kgalagadi Transfrontier nằm ở giữa biên giới Nam Phi và Botswana đã có một kỷ niệm chắc sẽ không bao giờ quên.
Hôm đó, sau cả buổi sáng rong ruổi lang thang khắp ngõ ngách tại công viên Kgalagadi mà không bắt gặp được điều gì thú vị, cả gia đình nhà chị Lara đã quyết định dừng chân nghỉ ngơi ở khu cắm trại Nossob. Bầu không khí của cả đoàn đang có vẻ hơi chùng xuống bởi ai cũng đã thấm mệt mà không thu hoạch được gì thì bỗng nhiên chồng của chị Lara phát hiện ra điều bất thường tại khu vực gần bể bơi.
Khi đến gần, vị khách du lịch phát hiện ra một con rắn hổ mang chúa vàng rực và một đàn sóc đất bao quanh. Với tinh thần hóng "biến" cao độ, cả gia đình nháo nhào chạy về vác đồ nghề ra để chuẩn bị tác nghiệp.
Theo tường thuật của chị Lara, dường như con rắn hổ mang là kẻ xâm phạm đến lãnh thổ của đàn sóc đất. Không chỉ thế, ở trong cái hang ở dưới lòng đất còn có những con sóc con đang lẩn trốn, đó là lý do tại sao bầy sóc trở nên vô cùng hiếu chiến. Bằng sự nhanh nhẹn vốn có của bản thân, các con sóc thay phiên nhau tấn công rắn hổ mang từ nhiều hướng khiến nó không thể tiến đến gần hang hơn.
Trận chiến đang căng như dây đàn bị bỗng nhiên từ đâu đó xuất hiện một nhân vật khiến cán cân bị lệch hẳn một phía. Đó chính là sinh vật "khắc tinh" của tất cả các loài rắn độc, đặc biệt là rắn hổ mang - cầy magnut. Không những nhanh nhẹn, tinh ranh, loài động vật này còn có thể miễn dịch với nọc rắn.
Cầy magnut xuất hiện như 1 người hùng, tham gia vào trận chiến. |
Nọc của nhiều loại rắn độc, bao gồm cả rắn hổ mang, khóa các thụ thể acetylcholine của con mồi, ngăn sự liên lạc giữa hệ thần kinh và các cơ. Các nhà khoa học phát hiện thụ thể acetylcholine của cầy mangut, giống như loài rắn, bị đột biến nhẹ để nọc độc bị bật ra khỏi các tế bào cơ, khiến chúng không bị trúng độc.
Như cởi được tấm lòng, đàn sóc tranh thủ nghỉ ngơi và nhường cuộc chiến lại cho vị anh hùng của bộ tộc.
Khi tấn công rắn hổ mang, cầy mangut thường dựng đứng phần đuôi khiến con rắn độc bối rối. Cầy mangut, giống như nhiều loài săn rắn khác, sẽ cố cắn vào con rắn hổ mang từ phía sau đầu.
Cầy và sóc thay phiên liên tục khiến con rắn hổ mang choáng váng. |
Không chỉ thế, liên minh giữa cầy magnut và sóc còn thay phiên nhau, liên tục đảo người khiến con rắn hổ mang choáng váng. Trước sự tấn công, kết hợp như “vũ bão” của cầy mangut và đàn sóc đất, cuối cùng rắn hổ mang quyết định nên rời đi.
Để đảm bảo, rắn hổ mang rời đi êm đẹp và không gây rắc rối thêm, đàn sóc đất và cầy mangut đã “tiễn” nó một đoạn đường.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 1 chọi 3, trâu rừng vẫn đủ sức cho sư tử 'hít bụi'
CLIP: Hà mã hóa 'người hùng' cứu linh dương đầu bò khỏi nanh vuốt của cá sấu nhưng cái kết mới gây chú ý
CLIP: Trăn Anaconda siết chặt rồi nuốt chửng chuột lang 'khủng' trong tích tắc
CLIP: Bị đàn linh cẩu 'đánh hội đồng', lửng mật tạo ra cái kết khó tin
CLIP: Khỉ đầu chó 'bắt cóc' báo gấm rồi nhanh chân bỏ chạy nhưng cái kết mới gây chú ý
CLIP: Khỉ đầu chó mẹ liều mình đánh nhau với cá sấu để giải cứu con và cái kết
Clip nguồn: LatestSightings.