Hắn giết hoàng đế, chiếm hữu hoàng hậu, cuối cùng lại chết trong tay của 2 người nông dân, trước khi chết nói một câu lưu truyền ngàn năm
Không một bóng người ở Tử Cấm Thành sau 5 giờ chiều và bí mật rùng rợn ít người biết đến / Vén màn lý do khiến hoạn quan thời nhà Đường kiêu ngạo, hống hách, dám đấu đá với quan đại thần
Trong lịch sử cổ đại Trung Quốc có một người đã mưu phản soán ngôi giết hoàng đế, đoạt được quyền lực tối thượng, ngay cả hoàng hậu cũng bị hắn chiếm hữu, nhưng không tới nửa năm sau thì bị hạ bệ, cuối cùng lại chết trong tay của 2 người nông dân. Người đó chính là Vũ Văn Hóa Cập.
(Ảnh minh họa)
Triều Tùy là thời đại thống nhất trong lịch sử Trung Quốc khi đứng giữa hai triều đại Nam Bắc Triều và triều Đường. Dương Kiên tiêu diệt triều Trần thống nhất Trung Quốc, kết thúc cục diện phân chia kéo dài 300 năm. Ông mang trong mình tràn đầy ý chí trị quốc vì dân vì nước.
Nhưng ông lại không có một người con trai nào xuất sắc. Sau khi Dương Kiên qua đời, Dương Quảng lên ngôi kế vị, tuy ông đã xây dựng đường vận tải trên sông lưu thông Nam Bắc nhưng quá hoang phí, tiêu hao quốc lực, dẫn đến nhiều vụ bạo động của nhân dân vào cuối triều Tùy. Sau cùng bị Vũ Văn Hóa Cập giết chết, triều Tùy bị diệt vong ở ngay đời thứ hai.
(Ảnh minh họa)
Vũ Văn Hóa Cập là người Tiên Ti, sinh ra trong một gia đình quý tộc, cha hắn là Tả Dực Vệ Đại Tướng quân – Vũ Văn Thuật của triều Tùy, từ nhỏ hắn đã là kẻ ăn chơi lêu lỏng, tham lam ngang ngược, không tuân thủ pháp độ, nhưng lại được Dương Quảng tín nhiệm vô cùng.
Khi Dương Quảng làm Thái tử, Vũ Văn Hóa Cập là hộ vệ trong cung, vô cùng thân thiết với ông, tuy nhiều lần vì ăn hối lộ mà bị bãi quan nhưng vì Thái tử vô cùng tín nhiệm, trọng dụng hắn nên lần nào bãi quan không lâu cũng đều nhanh chóng được phục chức.
Hoàng đế trọng dụng hắn, em trai lại lấy trưởng nữ của Tùy Dạng Đế là Nam Dương Công Chúa, Vũ Văn Hóa Cập sau khi trở thành hoàng thân quốc thích lại càng ngông cuồng, ngang ngược, không coi ai ra gì. Hắn ăn nói xấc xược với các quan viên trong triều, mọi người tuy rất tức giận nhưng đều không dám nói.
(Ảnh minh họa)
Những năm cuối của triều Tùy, dưới sự thống trị của Dương Quảng, quốc gia quân phạt hỗn loạn, người dân không được an sinh, đâu đâu cũng vang lên tiếng oán than của người dân, các cuộc khởi nghĩa nông dân nổi lên triền miên, khắp nơi đều là nội chiến.
Đại Nghiệp năm thứ 20, Tùy Dạng Đế tới Giang Đô du ngoạn, khi ấy Lý Mật đã chiếm cứ Lạc Khẩu, Tùy Dạng Đế không thể quay về nữa, bị giữ chân ở Giang Đô. Rất nhiều quan viên muốn nhân lúc loạn lạc khởi binh mưu phản, đoạt lấy thiên hạ, nhưng họ đều thiếu một người dẫn quân, vì thế đã quyết định tôn Vũ Văn Hóa Cập làm lãnh đạo.
Trên thực tế, Vũ Văn Hóa Cập ngay từ đầu đã muốn thông qua phương thức “lấy danh nghĩa phò tá thiên tử để ra lệnh cho các chư hầu” nhằm thực hiện dã tâm của mình, nhưng vì một vài nguyên nhân mà đành từ bỏ.
(Ảnh minh họa)
Đại Nghiệp năm thứ 14, hoàng cung xảy ra binh biến, Tùy Dạng Đế trốn trong một con ngõ nhỏ trong cung, Vũ Văn Hóa Cập ra lệnh cho Hiệu Úy Lệnh Hồ Hành Đạt giết chết Tùy Dạng Đế, rất nhiều đại thần khác cũng bị giết hại, Vũ Văn Hóa Cập trở thành người cầm quyền lớn nhất.
“Kẻ xuất thân là thứ tiện tì một khi nắm được đại quyền trong tay thì sẽ hung tàn hơn bất cứ ai”. Khi ấy Vũ Văn Hóa Cập vô cùng thích một người phụ nữ, đó chính là Tiêu Hoàng Hậu. Tiêu Hoàng hậu là người dịu dàng, nhã nhặn, thấu tình đạt lý, thông minh hơn người, gần 40 tuổi nhưng vẫn vô cùng mặn mà, nhiều lần khuyên Tùy Dạng Đế chấp chính. Vũ Văn Hóa Cập là phận bề tôi, chỉ đành ngậm ngùi giấu đi ý định của mình về bà trong lòng mà thôi.
Sau khi Tùy Dạng Đế chết, Tiêu Hoàng Hậu cùng với rất nhiều người trong hoàng thất đều bị “chuyển tay” sang cho Vũ Văn Hóa Cập. Hắn cuối cùng cũng đã chiếm được Tiêu Hoàng Hậu, cả hai thường xuyên cùng nhau hưởng thụ cuộc sống, từ đó bỏ mặc triều chính, mất lòng dân chúng. Khi ấy, số người đi theo hắn đã không còn nhiều nữa, vốn dĩ hắn muốn tới Liêu Thành, lôi kéo một số những tên cường hãn nhập hội, nhưng lại không thành công.
(Ảnh minh họa)
Không lâu sau thì Ngụy Huyện bị công phá, Vũ Văn Hóa Cập hoang mang chạy trốn tới Liêu Thành, Đậu Kiến Đức dẫn quân truy sát, cuối cùng tấn công Liêu Thành. Hắn bị quân nông dân do Đậu Kiến Đức dẫn đầu bắt giữ, cuối cùng bị hai người nông dân chém đầu. Đăng cơ chưa tới nửa năm đã bị hạ bệ, cuối cùng lại bị hai người nông dân giết chết, đúng là nực cười.
Trước khi Vũ Văn Hóa Cập chết, hắn có nói một câu: "Đời người ai cũng phải chết, trong lúc còn sống mà được làm hoàng đế một ngày thôi cũng tốt rồi". Có thể thấy được trong mắt hắn sức hút của quyền lực lớn cỡ nào, có thể vì nó là đánh cược cả mạng sống của mình.
(Ảnh minh họa)
“Yêu thích quyền lực quá mức thì sẽ không từ thủ đoạn nào”. Câu nói này của hắn đã trở thành danh ngôn lưu truyền ngàn năm, điều này cũng thể hiện được tính cách cố gắng tận hưởng niềm vui trong đời của hắn, nhưng làm nhiều việc bất nghĩa thì ắt sẽ bị tiêu diệt, Vũ Văn Hóa Cập cuối cùng có kết cục như vậy cũng là ác giả ác báo. Sau khi hắn chết, cả nhà cũng đều bị chém giết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao người xưa có câu: 'Dại xây nhà hướng Tây, ngốc mua đất cạnh chùa'?
4 loài tưởng tuyệt chủng bỗng trở lại đầy bí ẩn: Số 2 ‘hồi sinh’ kỳ diệu ở Việt Nam, chấn động cả thế giới
10 nhân vật thông minh kiệt xuất của Trung Quốc: Gia Cát Lượng không vào được top 3, số 1 là người ai cũng biết
Người phụ nữ lẳng lơ nhất thời Tam Quốc là ai mà đến cả cháu trai cũng không tha?
Bí ẩn dòng họ lâu đời nhất Việt Nam, có từ thời Vua Hùng: Tên rất lạ, gắn liền với loạt huyền tích
Tại sao các phi hành gia 'rút móng tay' trước khi lên bầu trời? Các chuyên gia hàng không vũ trụ nói sự thật!