Clip: Lợn rừng "bay giữa ngân hà" sau cú nựng yêu của tê giác
Loài chim nào 1 năm bay vòng quanh thế giới 3 lần, chung tình bậc nhất? / Nuốt chửng được nửa con chuột túi, trăn bụi mắc nghẹn đành làm ngay một việc để giữ mạng
Tê giác là một trong những loài động vật to lớn nhất, cực kỳ khỏe mạnh được cho là còn tồn tại từ thời tiền sử cho đến nay. Nét nổi bật của tê giác là lớp da bảo vệ của chúng được tạo thành từ các lớp chất keo với độ dày như một bộ áo giáp, và nhất là chiếc sừng mọc trên mũi rất độc đáo.
Điều tạo nên sự đặc trưng của tê giác là một hoặc hai chiếc sừng mọc trên sống mũi được hình thành từ các lớp collagen nằm trong cấu trúc mạng tinh thể. Cùng với đó, chúng cũng sở hữu lớp da bảo vệ dày từ 1,5 - 5 cm.
Chúng là động vật ăn cỏ, có thị lực kém, nhưng sở hữu khứu giác và thính giác rất nhạy bén. Cùng với đó là khả năng di chuyển linh hoạt đáng kinh ngạc, nếu so với tỷ lệ kích thước với chúng.
Hiện có năm loài tê giác trên thế giới: tê giác Ấn Độ, tê giác trắng, tê giác đen, tê giác Sumatra và tê giác Java. Tê giác được tìm thấy trên khắp lục địa châu Á và châu Phi, mặc dù vậy, quần thể tê giác đang giảm mạnh ở cả hai lục địa này. Quần thể tê giác châu Phi lớn nhất có thể được tìm thấy ở Nam Phi và quần thể tê giác Châu Á lớn nhất là ở Ấn Độ.
Sự gia tăng nhu cầu sử dụng/sở hữu sừng tê giác tại một số quốc gia châu Á nói chung là nguyên nhân chính gây nên thực trạng săn bắn trộm và giết hại tê giác để lấy sừng tại Châu Phi, cụ thể hơn nữa là Nam Phi – ngôi nhà của khoảng 80% tê giác Châu Phi.
May mắn là kể từ năm 2018, số lượng tê giác bị giết đã bắt đầu có dấu hiệu giảm với 892 cá thể bị giết trong năm. Tuy đã giảm song số lượng này vẫn đồng nghĩa với việc có 2,5 cá thể tê giác bị giết mỗi ngày.
Để cứu được 5 loài tê giác còn lại trên trái đất khỏi bờ vực tuyệt chủng, nhiều tổ chức bảo vệ động vật hoang dã đã tích cực vào cuộc. Những nỗ lực bảo tồn tê giác đạt được một số kết quả nhất định, song chưa đủ để giữ cho số lượng loài tê giác cực kỳ nguy cấp Sumatra khỏi bị suy giảm.
Mặc dù sống trong môi trường được bảo vệ, tuy nhiên bản tính hoang dã của loài tê giác vẫn luôn tồn tại trong từng cá thể và sẵn sàng bùng phát mỗi khi cần thiết, đoạn clip dưới đây là một ví dụ sinh động.
Theo đó, trong một đoạn video được đăng tải lên mạng xã hội, có vẻ như được quay tại khu bảo dưỡng động vật hoang dã, một chú tê giác khổng lồ được bắt đầu bữa ăn của mình cùng với đàn lợn bướu xung quanh.
Lợn bướu (lợn Warthog) là loài ăn tạp, thường được tìm thấy ở các vùng thảo nguyên, rừng rậm ở châu Phi.
Loài động vật này có ngoại hình xấu xí, cao trung bình khoảng 60-80 cm, nặng khoảng 50 kg với đặc trưng là cặp răng nanh dài và sắc, uốn cong.
Với cặp răng nanh của mình, lợn bướu có thể dùng để phòng thủ trước những loài động vật ăn thịt hung bạo cũng như dùng để tấn công các loài thú nhỏ bé hơn khác.
Bữa ăn đang diễn ra thanh bình cho đến lúc một chú lợn mon men đến gần với ý định tham gia cùng. Điều này đã khiến con tê giác phật lòng và tặng nó một chuyến du lịch "bay giữa không trung".
End of content
Không có tin nào tiếp theo