Việt Nam chơi sang: Làm tàu tiền tỉ rồi...'đắp chiếu'
Tàu hút bùn được đầu tư lên tới 3 tỷ đồng từ ngân sách để nghiên cứu, chạy thử nghiệm rồi nằm “đắp chiếu”, hoen gỉ...
Nghiên cứu, chế tạo rồi... nằm chờ chết
Tàu hút bùn từng được mệnh danh là con tàu “công nghệ đặc biệt” vốn là kết quả hợp tác giữa Viện nghiên cứu cơ khí (Bộ Công Thương) với UBND thành phố Hà Nội.
Tờ Tiền phong đưa tin, từ năm 2010 đơn vị nghiên cứu đã bàn giao cho Công ty Thoát nước bản vẽ thiết kế tàu, báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu, tài liệu vận hành, dự thảo quy trình công nghệ tàu phối hợp với xe téc chở bùn. Viện nghiên cứu cơ khí có trách nhiệm phối hợp hỗ trợ trong bảo dưỡng, sửa chữa tàu.
Thế nhưng từ đó đến nay con tàu xuống cấp, nằm bẹp như người bệnh hấp hối bên rãnh thoát nước hôi thối trong khuôn viên Xí nghiệp quản lý cụm công trình đầu mối Yên Sở (thuộc Công ty TNHH một thành viên Thoát nước Hà Nội).
Nhiều thiết bị do không được bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên đã hoen gỉ, mục nát, rêu phong bám đầy. Phần buồng lái hai bên kính vỡ vụn, hoang tàn.
Đặc biệt, từ đó đến nay tàu vẫn chưa được đưa vào khai thác, sử dụng. Lý do được Đoàn giám sát của HĐND thành phố Hà Nội xác định là do: Chưa có đơn giá định mức được cấp có thẩm quyền ban hành để đơn vị ứng dụng (Công ty Thoát nước) có cơ sở lập dự toán chi phí đưa tàu vào chạy chính thức; Tài sản chưa được xác định giá trị nên Công ty Thoát nước chưa thể ghi tăng tài sản trong sổ sách kế toán và tính khấu hao tài sản theo quy định.
Và suốt từ đó đến nay với nhiều kiến nghị được đưa ra nhưng con tàu được đầu tư hơn 2,7 tỷ đồng tiền ngân sách vẫn nằm bờ hoen gỉ từng ngày!.
Những con tàu nghìn tỉ cũng... biến mất
KS Đỗ Thái Bình, Hội KHKT Biển TP HCM, Thành viên Hội Đóng tàu Mỹ (SNAME) từng chia sẻ với Đất Việt, Việt Nam từng có những con tàu nghiên cứu biển rất hiện đại như con tàu Biển Đông cùng lớp với Nansen và vài chiếc khác mà Na Uy đã đóng cho ta.
"Tàu này có công suất máy chỉ 1500 CV, trong khi những chiếc tương tự tại Nauy vẫn đang dùng tốt, còn con tàu này ở Việt Nam thì đã xếp xó từ lâu!", KS Bình cho biết.
Theo KS Bình, khởi nguồn con tàu này là tàu Dr. Fridtjof Nansen theo chương trình hợp tác giữa Norad Na Uy và Tổ chức Lương Nông LHQ FAO.
Tàu được đóng tại nhà máy Mjellem Karlsen thành phố đóng tàu Bergen Na Uy với giá đóng 14.850.000 Kr Na Uy, cộng thêm giá thiết bị khoa học và đánh cá vào khoảng 16.500.000 Kr nữa (tương đương với khoảng 66.000.000 Kr vào năm 1995, nếu tính theo đô la Mỹ là US$ 12.500.000).
Nhận thấy con tàu này hoạt động có hiệu quả trong những chuyến khảo sát toàn cầu, người ta quyết định đóng thêm ba chiếc nữa cùng một lớp với tàu Dr Fridtjof Nanasen đó là tàu Biển Đông cho Việt Nam, tàu Noruega cho Bồ Đào Nha và tàu Michael Sars cho Cục Ngư Nghiệp Na Uy. Tàu Dr. Fridtjof Nansen được đóng năm 1974 là một tàu khảo sát ngư nghiệp đạt cấp IAI-stern trawler theo Đăng Kiểm Na Uy. Tàu có chiều dài LOA 46.35 m, rộng 10.3 m, cao mạn 6.5 m, 491 GT,công suất máy chinh 1500 CV, có giường cho 28 người.
Tất cả các máy trên boong là thủy lực, các tời kéo lưới.Trang bị hàng hải vệ tinh. Có sonar 24 kHz và echosounder 38, 50 và 120 kHz . Ba thế hệ máy phát echosounder của SIMRAD™.
Tàu Biển Đông có chiều dài 47.50m, rộng 10.30m, mớn nước tối đa 4.30m, dung tải 495GT, số IMO 7504251 hô hiệu XVUW. Tàu đóng năm 1976, được giao cho Việt Nam năm 1982.
'Không biết con tàu này được khai thác tới cỡ nào, sau vụ tai nạn tàu Biển Đông bị cuốn lưới vào chân vịt, chỉ thấy nó xuất hiện trong lần hợp tác nghề cá Việt Trung và bây giờ không rõ con tàu nằm tại đâu', ông Bình băn khoăn.
Hay như trước đó, đại diện ngành vận tải hàng hải Việt Nam thừa nhận có tới cả đội tàu biển Việt Nam "tuổi cao", tình trạng kĩ thuật kém không thể nhổ neo.
Cụ thể từ năm 2006, Vinashin đã để Tổng Cty CNTT Nam Triệu nhận bàn giao tàu Bạch Đằng Giang từ Cty TNHH 1 thành viên Vận tải Viễn Dương với giá trị khoảng 155 tỷ đồng nhưng tàu vẫn không thể nhổ neo do đã hư hỏng.
Trong năm 2006 và 2007, Cty TNHH một thành viên Vận tải Viễn Dương thuộc Vinashin mua 10 tàu vận tải biển số tiền 3.136 tỷ đồng (gần 200 triệu đô la). Số tàu này đều có tuổi đời trên 15 năm.
Chính vì lô tàu hàng trăm triệu đô la này “quá tuổi” nên chúng không được đăng kiểm tại Việt Nam. Hiện chúng đang được treo cờ nước ngoài (Panama, Tuvalu, Liberia) để tham gia hoạt động vận tải.
Với Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam Vinalines, giai đoạn 2005-2010, Vinalines đầu tư mua 73 tàu, đa số các tàu mua là của nước ngoài, đã qua sử dụng, với năng lực vận tải 2.005 DWT với tổng số vốn đầu tư là 22.853 tỷ đồng.
Số tàu mua của Vinalines có tuổi tàu cao, thậm chí có tàu 33 tuổi, 17/73 tàu (chiếm 23,3%) quá tuổi quy định, không được phép đăng ký tại Việt Nam. Thậm chí tàu Lively Falcon 30 tuổi vẫn mua, được Bộ Giao thông vận tải cho phép đăng ký và treo cờ nước ngoài.
Đầu năm 2013, Cục Hàng hải Việt Nam đã đề xuất với Bộ Giao thông vận tải, Thủ tướng cho phép phá dỡ những con tàu thuộc sở hữu Việt Nam mang quốc tịch nước ngoài nhưng không còn khả năng khai thác, xuống cấp và nằm ụ quá lâu tại các cảng.
Báo Đất Việt
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại chính sách đặc biệt tại WEF Davos
Vừa đi xe đạp vừa nghe điện thoại bị phạt bao nhiêu tiền?
Làng Tom Sara Đà Nẵng được trao giải thưởng Du lịch Cộng đồng ASEAN
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên thảo luận 'ASEAN gắn kết để vươn xa'
Thủ tướng yêu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết và lễ hội xuân
Cột tin quảng cáo