Việt Nam sẽ xuất khoảng 6,8 triệu tấn gạo trong năm 2015
Bộ NN&PTNT cho biết, khối lượng gạo xuất khẩu tháng 11 năm 2015 ước đạt 885 nghìn tấn với giá trị đạt 372 triệu USD đưa khối lượng xuất khẩu gạo 11 tháng đầu năm 2015 ước đạt 6,24 triệu tấn và 2,65 tỷ USD, tăng 3,6% về khối lượng nhưng giảm 4,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Giá gạo xuất khẩu bình quân 10 tháng đầu năm 2015 đạt 426,04 USD/tấn, giảm 7,4% so với cùng kỳ năm 2014.
Theo Bộ NN&PTNT, khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam giảm so với cùng kỳ liên tục trong 10 tháng đầu năm 2015, chỉ tăng so với cùng kỳ vào tháng 11 năm 2015. Nguyên nhân chính là do diễn biến thị trường bắt đầu thay đổi theo hướng có lợi từ tháng 10/2015 khi Việt Nam ký hợp đồng xuất khẩu với Phillipine (450 nghìn tấn) và Indonesia (1 triệu tấn). Thời hạn hợp đồng kéo dài từ tháng 10/2015 đến tháng 3/2016. Hai hợp đồng này đã góp phần làm cho khôi lượng xuất khẩu gạo tháng 10 và tháng 11 tăng gần gấp đôi so với các tháng trước đó.
Dựa trên khối lượng xuất khẩu gạo cập nhật đến tháng 11 năm 2015, Bộ NN&PTNT dự báo khối lượng gạo xuất khẩu cả năm 2015 của Việt Nam dự kiến đạt 6,8 triệu tấn, tức là cao hơn so với số dự báo công bố vào cuối tháng 9 năm 2015 ở mức 6,02 triệu tấn.
Cũng theo Bộ NN&PTNT, hiện Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2015 với 34,49% thị phần. Trong 10 tháng đầu năm 2015 xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc tăng 7,21% về khối lượng nhưng giảm 1,36% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
So với 10 tháng đầu năm 2014, các thị trường có sự tăng trưởng mạnh là thị trường Malaixia tăng 11,5% về khối lượng và tăng 2,24% về giá trị, vươn lên vị trí thứ 3 về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam, chiếm 8,7% thị phần; thị trường Gana tăng 34,5% về khối lượng và tăng 9,07% về giá trị, đứng vị trí thứ 4 về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam; thị trường Bờ Biển Ngà tăng 45,98% về khối lượng và tăng 39,07% về giá trị, đứng thứ 5 về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam; thị trường Indonesia tăng 21,16% về khối lượng và tăng 3,65% về giá trị, đứng thứ 6 về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam.
Đáng chú ý là 10 tháng đầu năm 2015 thị trường Nga có sự tăng trưởng đột biến, tăng gấp 2,02 lần về khối lượng và tăng 79,05% về giá trị. Các thị trường có sự giảm đột biến trong 10 tháng đầu năm 2015 so với cùng kỳ năm 2014 là Phillipin (giảm 26,81% về khối lượng và giảm 33,4% về giá trị), Singapore (giảm 36,87% về khối lượng và giảm 34,64% về giá trị), Hồng Kông (giảm 30,37% về khối lượng và giảm 36,99% về giá trị) và Hoa Kỳ (giảm 32,56% về khối lượng và giảm 26,3% về giá trị).
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 3/1/2025: SJC cùng vàng nhẫn tăng vọt
Giá ngoại tệ ngày 3/1/2025: USD đạt mức cao mới, Index vượt ngưỡng 109
Giá nông sản ngày 3/1/2025: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ mức cao
Giá heo hơi ngày 3/1/2025: Ổn định trên cả nước
Đà Nẵng: Tổ chức 14 điểm bán hàng bình ổn giá dịp Tết Ất Tỵ 2025
Dòng vốn FDI tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh kinh tế Việt Nam