Việt Nam tăng hạng 3 bậc về môi trường kinh doanh
Tin tức trên báo Tuổi trẻ, ngày 28/10, Ngân hàng Thế giới WB công bố chỉ số Môi trường kinh doanh (Doing Bussiness 2016). Theo đó, Việt Nam xếp thứ 90 trên 189 quốc gia, nền kinh tế tăng 3 bậc so với năm trước.
Việt Nam đã tăng 3 bậc trong năm qua, từ thứ 93 trong năm 2015 lên thứ 90 trong năm 2016. Khoảng cách so với điểm tuyệt đối rút ngắn từ 62.10 còn 60.35/100 điểm.
Tin tức trên báo Vietnamnet trong xếp hạng năm nay, WB bổ sung thêm một số tiêu chí như: chất lượng các quy định về xây dựng và thực hiện; độ tin cậy trong cung cấp điện, tính minh bạch của thuế quan và giá điện; chất lượng của hệ thống quản lý đất đai; chất lượng của các quá trình tư pháp…
Một số chỉ số xếp hạng của Việt Nam so với năm ngoái bao gồm: Khởi sự kinh doanh (tăng 6 bậc, từ 125 của năm ngoái lên thứ hạng 119); tiếp cận điện năng (tăng 22 bậc, từ 130 lên 108); tiếp cận tín dụng (tăng 8 bậc, từ 36 lên 28); nộp thuế (tăng 4 bậc, từ 172 lên mức 168).
Một số chỉ số năm nay giảm so với xếp hạng công bố năm ngoái, như: Thương mại qua biên giới (giảm 1 bậc, từ 98 xuống 99); bảo vệ nhà đầu tư (tụt 1 bậc, từ 121 xuống 122). Ngoài ra, Việt Nam có nhiều chỉ số khác không thay đổi, như chỉ số giấy phép xây dựng, bảo vệ quyền tài sản, thực hiện hợp đồng…
Các nền kinh tế thuộc tất cả các nhóm thu nhập đều thực hiện cải cách, trong đó các nước dẫn đầu gồm Việt Nam (5 cải cách), Hong Kong, Trung Quốc (4), và Indonesia (3).
Theo WB, Việt Nam đang thực hiện cải cách nhằm đảm bảo cho người vay có thể kiểm tra được thông tin tín dụng của mình, và thành lập thêm văn phòng tín dụng mới để mở rộng diện cho vay. Nhờ đó diện đối tượng vay vốn đã được mở rộng tương đương một số nước thu nhập cao, và các doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam có quá trình trả nợ tốt sẽ dễ vay vốn hơn do các tổ chức tín dụng dễ xác minh độ khả tín của họ hơn.
Bà Nguyễn Minh Thảo - phó Ban môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương - tính theo phương pháp mới, Việt Nam tăng hạng ba bậc.
Nhiều chỉ số Việt Nam đã có cải cách và được ghi nhận, như tiêu chí khởi sự kinh doanh được WB đánh giá tăng 6 bậc, từ thứ hạng 125 năm 2014 lên thứ hạng 119. Bốn chỉ số khác cũng được đánh giá tăng hạng, gồm tiếp cận điện năng, tiếp cận tín dụng, nộp thuế và BHXH, giải quyết phá sản DN.
Đáng chú ý, trong các chỉ số có sự cải thiện, tiếp cận điện năng là chỉ số nhảy bậc tốt nhất. Thời gian tiếp cận điện năng đã giảm từ 115 ngày xuống còn 59 ngày, theo bà Thảo, đây là một sự ghi nhận đáng kể.
Thứ hạng các nền kinh tế lớn trong khu vực như sau: Trung Quốc (84), Indonesia (109), Nhật Bản (34), Phi-lip-pin (103), Thái Lan (49) và Việt Nam (90). Đây làm năm thứ 10 liên tiếp Singapore xếp hạng nhất trong bảng xếp hạng về môi trường kinh doanh hàng năm của Nhóm Ngân hàng Thế giới. Báo điện tử Infonet thông tin.
Báo cáo Môi trường kinh doanh 2016: Đo lường chất lượng và hiệu quả cho thấy khu vực Đông Á - Thái Bình Dương là khu vực thứ hai sau châu Âu về số lượng các nền kinh tế được đưa vào nhóm 20 nền kinh tế có môi trường thân thiện nhất.
Báo cáo cũng cho biết phần lớn các nền kinh tế trong khu vực đang thực hiện cải cách môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong năm vừa qua, 52% trong số 27 nền kinh tế trong khu vực đã thực hiện tổng cộng 27 đợt cải cách tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi hơn cho doanh nghiệp.
Các nền kinh tế thuộc tất cả các nhóm thu nhập đều thực hiện cải cách, trong đó các nước dẫn đầu gồm Việt Nam với 5 cải cách, Hồng Công, Trung Quốc 4 cải cách, và Indonesia 3 cải cách.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước tăng mạnh trở lại sáng 8/11 sau khi Fed hạ lãi suất
Giá nông sản ngày 8/11/2024: Hồ tiêu tăng trở lại, cà phê giảm nhẹ
Giá ngoại tệ ngày 8/11/2024: USD giảm sau khi Fed điều chỉnh lãi suất
Rạng Đông Holding RDP lại bị 'bêu tên' vì chậm công bố thông tin
HNX: Hầu hết các công ty đều tăng trưởng về điểm số công bố thông tin, minh bạch
Giá heo hơi ngày 8/11/2024: Ổn định trên diện rộng