Vốn ngoại chảy mạnh nhất vào Bắc Ninh
Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, tính đến ngày 20/10/2015 cả nước có 1.657 dự án mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký là 12,42 tỷ USD, tăng hơn 24,8% so với cùng kỳ năm 2014. Có 667 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 6,86 tỷ USD, tăng 83,2% so với cùng kỳ năm 2014. Tính chung trong 10 tháng năm 2015, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 19,29 tỷ USD, tăng 40,8% so với cùng kỳ năm 2014.
Trong 10 tháng năm 2015 có sự tăng đột biến về đầu tư nước ngoài so với cùng kỳ năm 2014 là do đã cấp phép một số dự án có tổng vốn đầu tư lớn như: Dự án Nhà máy điện Duyên Hải 2 với tổng vốn đầu tư là 2,4 tỷ USD của nhà đầu tư Malayssia đầu tư tại Trà Vinh; Dự án Công ty SamSung Display Việt Nam của Hàn Quốc với số vốn đầu tư tăng thêm là 3 tỷ USD dự án được đầu tư tại KCN Bắc Ninh; Dự án Cty TNHH liên doanh thành phố Đế Vương tổng vốn đầu tư là 1,2 tỷ USD dự án được đầu tư tại TP Hồ Chí Minh.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, nếu xét theo lĩnh vực đầu tư thì các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 17 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực Công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 816 dự án đầu tư đăng ký mới và 499 lượt dự án tăng vốn, với tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 12,49 tỷ USD, chiếm 64,7% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với hai với 7 dự án đăng ký cấp mới và 5 lượt dự án tăng vốn với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,61 tỷ USD, chiếm 13,6% tổng vốn đầu tư. Đứng thứ ba là lĩnh vực Kinh doanh bất động sản với 25 dự án đầu tư mới và 8 lượt dự án tăng vốn, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,13 tỷ USD chiếm 11,1% tổng vốn đầu tư.
Nếu xét theo đối tác đầu tư, trong 10 tháng đã có 58 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Hàn Quốc dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 6 tỷ USD, chiếm 31,3% tổng vốn đầu tư tại Việt Nam. Malaysia đứng vị trí thứ hai với số vốn là 2,53 tỷ USD chiếm 13,1% tổng vốn đầu tư, Nhật Bản đứng vị trí thứ ba với số vốn đầu tư là 1,48 tỷ USD chiếm 7,7% tổng vốn đầu tư, Vương quốc Anh đứng vị trí thứ tư với số vốn đầu tư là 1,27 tỷ USD chiếm 6,6% tổng vốn đầu tư.
Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, trong 10 tháng năm 2015 nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 49 tỉnh thành phố, trong đó Bắc Ninh dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 3,52 tỷ USD, chiếm 18,2% tổng vốn đầu tư đăng ký. TP Hồ Chí Minh đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,7 tỷ USD, chiếm 14%. Trà Vinh đứng thứ ba với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm 2,52 tỷ USD, chiếm 13,1% tổng vốn đầu tư.
Cũng theo Cục Đầu tư nước ngoài, trong 10 tháng năm 2015, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 11,8 tỷ USD, tăng 16,3% với cùng kỳ năm 2014.
Xuất khẩu của khu vực ĐTNN (kể cả dầu thô) trong 10 tháng năm 2015 đạt 95,05 tỷ USD, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2014 và chiếm 70,6% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nhập khẩu của khu vực ĐTNN 10 tháng năm 2015 đạt 82,09 tỷ USD, tăng 19,3% so với cùng kỳ năm 2014 và chiếm 59,2% tổng kim ngạch nhập khẩu. Tính chung trong 10 tháng năm 2015, khu vực ĐTNN xuất siêu 12,9 tỷ USD.
Một số dự án lớn được cấp phép trong 10 tháng năm 2015: - Dự án Nhà máy điện Duyên Hải 2 với tổng vốn đầu tư là 2,4 tỷ USD do Công ty Janakuasa Sdn. Bhd – Malaysia đầu tư tại tỉnh Trà Vinh với mục tiêu Thiết kế, xây dựng, vận hành và chuyển giao một nhà máy nhiệt điện đốt than, công suất khoảng 1.200 MW (bao gồm hai tổ máy với công suất thiết kế 600 MW mỗi tổ máy). - Dự án Cty SamSung Display Việt Nam với số vốn đầu tư tăng thêm là 3 tỷ USD; dự án này được cấp phép năm 2014 với số vốn đầu ban đầu là 1 tỷ USD; dự án được đầu tư tại KCN Yên Phong 1, Bắc Ninh với mục tiêu sản xuất, lắp ráp, gia công, tiếp thị hoặc bán các loại màn hình.
- Dự án Cty TNHH liên doanh thành phố Đế Vương tổng vốn đầu tư là 1,2 tỷ USD do Cty cổ phần bất động sản Tiến Phước và Cty TNHH bất động sản Trần Thái Liên doanh với nhà đầu tư Denver Power Ltd - Vương quốc Anh dự án đầu tư tại TP Hồ Chí Minh vào lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản. - Dự án Cty TNHH Hyosung Đồng Nai tổng vốn đầu tư 660 triệu USD do nhà đầu tư Thổ Nhĩ Kỳ đầu tư tại Khu công nghiệp Đồng Nai với mục tiêu sản xuất và gia công các loại sợi. - Dự án Xây dựng cầu Bạch Đằng, đường dẫn và nút giao cuối tuyến theo hình thức BOT với tổng vốn đầu tư của dự án là 343,6 triệu USD dự án đầu tư tại tỉnh Quảng Ninh. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Công bố bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Đề xuất cho doanh nghiệp tự quyết giá xăng dầu có tỷ trọng tiêu thụ thấp
Vĩnh Phúc nỗ lực 'xanh' hoá để phát triển bền vững
Bất động sản miền Trung khởi sắc: Đà Nẵng, Quảng Bình dẫn đầu xu hướng tăng trưởng
Thủ tướng: Can thiệp vào hoạt động doanh nghiệp nhà nước sẽ làm méo mó thị trường, cản trở phát triển