Vốn nội chật vật đầu tư vào dệt nhuộm
Vốn mỏng, nhân lực yếu, ngành dệt may Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn trong hành trình làm chủ chuỗi sản xuất khép kín, đặc biệt là phân khúc đầu tư dự án nguyên phụ liệu quan trọng như dệt, nhuộm hoàn tất.
Ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Vinatex thừa nhận, vốn mỏng đang là lực cản lớn đối với các doanh nghiệp dệt may trong việc gia tăng tỷ lệ nội địa hóa.
Nếu so với các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), thì quy mô vốn của những doanh nghiệp đầu tàu của Vinatex cũng còn khá khiêm tốn. Có quy mô vốn lớn nhất trong Vinatex là Tổng công ty cổ phần Phong Phú, song vốn chủ sở hữu cũng chỉ ở mức 700 tỷ đồng. Các doanh nghiệp lớn khác có quy mô vốn nhỏ hơn nhiều, như Việt Tiến (200 tỷ đồng), May 10 (hơn 100 tỷ đồng), Nhà Bè (150 tỷ đồng)…
“Với quy mô vốn như vậy thì làm sao có thể đầu tư chuỗi cung ứng hoàn chỉnh, nhất là khâu nguyên phụ liệu để nhận các đơn hàng ODM (thiết kế và chế tạo sản phẩm theo đơn đặt hàng, chủ động nguyên phụ liệu)”, ông Trường nhấn mạnh.
Trong khi doanh nghiệp nội loay hoay tìm vốn, thì ngành dệt may trong nước lại chứng kiến tốc độ đầu tư chóng mặt của các nhà đầu tư nước ngoài vào các khâu thượng nguồn.
Đơn cử, chỉ trong một thời gian rất ngắn thâm nhập thị trường Việt Nam, Tập đoàn Texhong (Trung Quốc) đã gia tăng rất nhanh năng lực cung ứng sợi. Ngoài Dự án đầu tiên tại Đồng Nai với 2 nhà máy, quy mô 500.000 cọc sợi, giữa năm 2012, Texhong đã khởi công xây dựng nhà máy sợi trên diện tích gần 400.000 m2, có quy mô 500.000 cọc sợi tại Khu công nghiệp Hải Yên (Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh), với tổng vốn đầu tư 300 triệu USD.
Cần phải nói thêm rằng, quy mô ngành sợi Việt Nam hiện có 5 triệu cọc sợi, thì riêng một dự án của Texhong Đồng Nai đã chiếm 10% sản lượng.
Do hạn chế về vốn, nên các doanh nghiệp của Vinatex chủ trương lựa chọn đầu tư vào những lĩnh vực vừa sức mình hơn, cho hiệu quả cao hơn. Chính vậy, trong những năm qua, doanh nghiệp dệt may trong nước đầu tư rất ít vào dệt, nhuộm hoàn tất.
Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty cổ phần May Hưng Yên (Hugaco) cho rằng, trong điều kiện tiềm lực ngành còn quá nhỏ, Việt Nam lại đang đứng trước cơ hội lớn từ các hiệp định thương mại tự do, thì cần mở cửa thu hút doanh nghiệp FDI đầu tư vào những khâu ta còn yếu.
“Trong phân công chuỗi, nên chọn khâu nào trong chuỗi mà mình có lợi thế nhất để làm. Nếu cứ loay hoay chọn khâu không có lợi thế, còn quá sức với mình, thì rất chật vật và đồng vốn sử dụng sẽ không hiệu quả”, ông Dương nói.
Theo Đầu Tư
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vận hành tàu 'hoàng hậu', xây dựng Đà Lạt - Trại Mát thành tuyến đường sắt đẹp nhất Việt Nam
Đà Nẵng: Tặng quà cho người dân và du khách trong đêm Noel
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất mức trích chi phí quản lý BHXH, bảo hiểm thất nghiệp tối đa 1,44%
Quỹ 'Vì cuộc sống tươi đẹp' được vinh danh
Đại hội đồng LHQ thông qua 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng
Quảng Nam – Đà Nẵng: Nguy cơ thiếu nước trong năm 2025 ở mức cao
Cột tin quảng cáo