Quốc tế

Vụ bắn rơi MH17: Nga và Hà Lan đổ lẫn trách nhiệm cho nhau

(DNVN) - Ngày 13/10, cư quan điều tra của Nga và Hà Lan đã chính thức công bố kết luận điều tra độc lập về vụ máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines bị bắn rơi.

Tối 13/10 theo giờ Việt Nam, Ủy ban An toàn Hà Lan công bố báo cáo điều tra cuối cùng về vụ máy bay MH17 của Hãng hãng không Malaysia rơi hồi tháng 7 năm ngoái tại miền Đông Ukraine, khiến toàn bộ 298 người trên máy bay thiệt mạng.

Mảnh vỡ MH17 được trưng bày trong buổi công bố báo cáo cuối cùng về thảm họa MH17 ở căn cứ không quân Gilze Rijen, Hà Lan.
Mảnh vỡ MH17 được trưng bày trong buổi công bố báo cáo cuối cùng về thảm họa MH17 ở căn cứ không quân Gilze Rijen, Hà Lan.

Các nhà điều tra Hà Lan xác định máy bay MH17 đã bị trúng một tên lửa đất đối không Buk do Nga sản xuất. Phía Hà Lan không chỉ đích danh bên nào tại Ukraine là thủ phạm bắn rơi MH17, nhưng khẳng định quả tên lửa này được phóng từ khu vực miền Đông Ukraine, do lực lượng đối lập kiểm soát. 

Tuy nhiên, cũng trong ngày 13/10, nhà sản xuất hệ thống Buk của Nga Almaz-Altey cũng vừa cho công bố kết quả điều tra thảm kịch MH17 của riêng mình, trong đó bác bỏ những kết luận trước đó của các nhà điều tra Hà Lan.

Chuyên gia của Almaz-Antey phân tích kết quả điều tra.
Chuyên gia của Almaz-Antey phân tích kết quả điều tra.

Almaz-Altey đã tiến hành hai thí nghiệm vào ngày 30/9 và 7/10 sau khi Ủy ban An toàn Hà Lan từ chối chấp nhận kết quả thí nghiệm đầu tiên. "Các kết quả thí nghiệm (lần gần đây) đã bác bỏ hoàn toàn kết luận của ủy ban điều tra Hà Lan về loại tên lửa và vị trí của vụ phóng được cho là thủ phạm gây ra thảm kịch MH17", Ian Novikov - Giám đốc điều hành Almaz-Altey cho biết.

Almaz-Altey đã sử dụng tên lửa IL-86, Buk 9M38M1 trong hai cuộc thử nghiệm gần đây để tái hiện lại thảm kịch MH17 trong phòng thí nghiệm. 

Theo đó, cả hai thí nghiệm cho một kết quả giống hệt nhau rằng chiếc Boeing 777 của hãng hàng không Malaysia Airlines đã trúng một tên lửa SAM Buk, nghĩa là tên lửa loại Buk 9M38, phiên bản cũ của Buk 9M38M1 và không phải là loại tên lửa thương mại của Nga. 

 

Tên lửa 9M38 (màu xanh) trên bệ phóng hệ thống BUK, bên cạnh một loại tên lửa thế hệ mới hơn (màu trắng).
Tên lửa 9M38 (màu xanh) trên bệ phóng hệ thống BUK, bên cạnh một loại tên lửa thế hệ mới hơn (màu trắng).

Được biết, loại tên lửa 9M38 được sản xuất lần cuối vào năm 1986, từ thời Liên Xô cũ. Quả tên lửa cuối cùng loại này đã bị Quân đội Nga loại biên từ năm 2011.

Hãng Almaz-Altey cho biết thêm rằng vị trí tên lửa được phóng ra không giống với báo cáo của các nhà điều tra Hà Lan. Theo hãng này, tên lửa được phóng từ hướng khu vực dân cư vùng Zaroshenko thay vì Snezhnoye như các báo cáo trước đó.

Cũng theo phía Hà Lan, quả tên lửa Buk đã trúng mạn trái của khoang lái.Trong khi đó, nhà sản xuất tên lửa Buk của Nga lại cho rằng điều này hoàn toàn vô lý vì nếu tên lửa được bắn đi từ làng Snezhnoye như kết luận của Hà Lan, nó sẽ không làm tổn hại mạn trái của máy bay. Almaz-Antey nói rằng tên lửa đã bắn trúng vào thành máy bay  từ hướng khu vực dân cư vùng Zaroshenko.

Ngoài ra, hãng sản xuất vũ khí này của Nga còn bác bỏ các cáo buộc trước đó của phương Tây đồng thời khẳng định rằng hãng này không liên quan tới vụ MH17 bị bắn rơi tại Ukraine hồi năm ngoái, phản đối việc phương Tây đưa công ty này vào danh sách trừng phạt do liên quan tới vụ việc trên.

Các nhà phân tích cho rằng những bản báo cáo được kỳ vọng này đã không giải đáp thắc mắc lớn nhất hiện nay về việc ai chịu trách nhiệm trong vụ thảm kịch này và chỉ là những căn cứ có lợi cho cho Nga và Hà Lan để đổ lỗi cho đối phương.

 

Chiếc Boeing 777 mang số hiệu MH17 của hãng hàng không Malaysia trên đường từ Amsterdam đến Kuala Lumpur đã bị rơi xuống phần lãnh thổ do lực lượng ly khai kiểm soát tại khu vực Donbass, miền đông Ukraine vào ngày 17/7 năm ngoái, khiến 298 người thiệt mạng, trong đó có tới 193 nạn nhân là công dân Hà Lan.

Thu Phương (Theo CNN)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo