Tin tức - Sự kiện

Vụ đường sắt ăn hối lộ: Bộ GTVT ra đòn quyết liệt

Bộ GTVT vừa có quyết định thanh tra đột xuất hàng loạt dự án dự án đường sắt do Tổng Cty Đường sắt làm chủ đầu tư.

Thanh tra đột xuất hàng loạt dự án đường sắt có vốn ODA

Tờ Tiền phong đưa tin, Đoàn thanh tra do ông Lê Văn Doãn, Phó Chánh Thanh tra Bộ GTVT làm Trưởng đoàn, gồm 2 tổ, với 10 thành viên.
 
Một đoàn sẽ tiến hành thanh tra đột xuất công tác tổ chức, quản lý, thực hiện dự án xây dựng đường sắt nội đô Hà Nội (tuyến số 1: Ngọc Hồi – Yên Viên); thanh tra một số dự án của Tổng coong ty Đường sắt làm Chủ đầu tư có Công ty JTC thực hiện.
 
Đồng thời, các đoàn còn lại sẽ thanh tra công tác tổ chức, quản lý, thực hiện các tiểu dự án, do Cục đường sắt làm Chủ đầu tư: Dự án xây dựng đường sắt đoạn Hạ Long- Cái Lân, Lim –Phả Lại, Phả Lại – Hạ Long.
 
Mô hình phối cảnh dự án đường sắt Yên Viên - Ngọc Hồi.
 
Theo Bộ GTVT, việc thanh tra nhằm đánh giá được kết quả đạt được trong công tác quản lý, thực hiện dự án đầu tư nhằm phòng ngừa, phát hiện xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.
 
Nâng cao hiệu lực trong công tác quản lý nhà nước. Qua đó kiến nghị các cơ quan quản lý thực hiện dự án có biện pháp khắc phục những sai sót, vi phạm, xử lý (nếu có) để khắc phục những tồn tại của dự án.
 
Đề nghị đối tác chỉ tên quan chức nhận hối lộ
 
Bộ GTVT cũng đã có công văn đề nghị Công ty Tư vấn giám sát GTVT Nhật Bản (JTC) hợp tác và cung cấp thông tin cụ thể về vụ hối lộ 16,4 tỷ đồng mà lãnh đạo đơn vị này đã khai nhận với cơ quan công tố Tokyo.
 
Thông tin quan trọng nhất mà Bộ GTVT đề cập trong công văn này là danh tính những cán bộ đường sắt nhận “lại quả” nhằm giúp JTC trúng thầu trong Dự án đường sắt đô thị tuyến số 1 Hà Nội.
 
Đây được xem là cơ sở để có thể xác minh làm rõ và xử lý vụ việc một cách chính xác, nhanh chóng nhất.
 
Đề nghị hợp tác này được gửi đến JTC đồng thời khẳng định quyết tâm thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước và yêu cầu của nhân dân Việt Nam về phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
 
Cử ngay 1 Thứ trưởng sang Nhật điều tra
 
Với tinh thần khẩn trương, không thụ động chờ thông tin, ngay trong ngày 25/3, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cùng lãnh đạo Vụ Hợp tác quốc tế - Bộ GTVT đã lên đường sang Nhật Bản, để trực tiếp tiếp cận thông tin chính thức từ cơ quan công tố.
 
Chuyến công tác của Thứ trưởng được kỳ vọng là sẽ thu thập được những thông tin quan trọng từ cơ quan công tố Tokyo có liên quan đến việc khai nhận của lãnh đạo JTC về số tiền 16,4 tỷ đồng hối lộ, chạy dự án, cũng như thông tin về danh tính những cá nhân của ngành đường sắt Việt Nam đã nhận khoản tiền nói trên.
 
JTC cũng tham gia liên doanh tư vấn dự án thay thế 7 cầu yếu trên tuyến đường sắt Bắc - Nam
 
Bộ trưởng Đinh La Thăng yêu cầu Thứ trưởng Đông khi sang tới Nhật Bản cần chủ động làm việc với các cơ quan chức năng nước này để tiếp cận thông tin mà tờ báo Yomiuri Shimbun đã nêu về việc nhà thầu JTC khai nhận hối lộ với cơ quan công tố.
 
Làm rõ danh sách các cán bộ của ngành đường sắt Việt Nam được cho là đã nhận tiền hối lộ của JTC.
 
Trong khi đó, tại cuộc họp chiều ngày 24/3, ông Nguyễn Văn Huyện – Chánh Thanh tra Bộ GTVT đã nêu ý kiến đề xuất yêu cầu nhà thầu JTC cung cấp danh sách cán bộ nhận tiền hối lộ để làm cơ sở điều tra và nhanh chóng xử lý.
 
Ông Huyện cũng đề nghị thành lập tổ điều tra độc lập với đoàn Thanh tra của Bộ, tổ này sẽ bao gồm cả các cán bộ công an mới được cử sang biệt phái làm việc tại Cục Quản lý Xây dựng và chất lượng công trình giao thông và Vụ Tổ chức cán bộ của Bộ GTVT.
 
Chấp thuận đề xuất này, Bộ GTVT đã đồng ý cử Chánh Thanh tra Nguyễn Văn Huyện làm Tổ trưởng tổ điều tra.
 
Việc đề nghị cơ quan công tố Nhật Bản cung cấp thông tin điều tra nghi án hối lộ này đã được giao cho Vụ Hợp tác quốc tế của Bộ GTVT chuẩn bị và gửi công hàm đến Đại sứ quán Nhật Bản để triển khai các thủ tục tiếp theo.
 
Bộ trưởng Thăng luôn quyết liệt nhưng chưa hiệu quả
 
Những động thái quyết liệt trong sự việc nhận hối lộ lần này, làm chúng ta nhớ đến trước đây, nhiều lần Bộ trưởng chỉ đạo, nhưng chưa đạt hiệu quả cao.
 
Phát biểu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ, ngày 27/6/2013, khi đề cập tới tình trạng chậm tiến độ, chất lượng công trình giao thông nhiều nơi chưa đảm bảo, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng có nêu khó khăn lớn nhất là giải phóng mặt bằng và nguồn vật liệu để làm đường.
 
Riêng về vật liệu xây dựng, “hầu như nguồn vật liệu ở địa phương đã cấp cho doanh nghiệp tư nhân khai thác. Đặc biệt, đã có tình trạng giang hồ cát cứ, xã hội đen, thế giới ngầm ở địa phương thâu tóm nguồn cung vật liệu xây dựng, vượt ngoài tầm kiểm soát của chính quyền.
 
Chính điều này làm cho nguồn cung vật liệu cho các nhà thàu thi công gặp khó khăn, giá tăng cao, tiến độ chậm, chất lượng không đảm bảo”, tờ VNE dẫn lời Bộ trưởng Thăng phát biểu.
 
Chỉ đạo sát sao, cụ thể là vậy, những không hiểu sao những vụ việc phát hiện, xử lý tình trạng cán bộ địa phương bảo kê, bao che tội phạm vẫn hầu như chưa thấy.
Báo Đất Việt
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo