Vụ khởi tố chủ quán phở: Công an bảo có, luật sư bảo không
Tin tức trên báo Pháp luật TP. HCM, sáng nay 21/4, công an TP.HCM tổ chức buổi họp báo để thông tin chính thức về việc khởi tố hình sự ông Nguyễn Văn Tấn (50 tuổi, ngụ quận Bình Tân, Bình Chánh, TP. HCM) chủ quán café Xin chào. Vụ việc này đã gây thắc mắc cho dư luận trong nhiều ngày qua.
Theo Thiếu tướng Phan Anh Minh, sau khi quán Xin Chào khai trương, công an huyện Bình Chánh kiểm tra và phát hiện ông Tấn chưa có giấy phép đăng ký kinh doanh, đồng thời vi phạm thêm bốn lỗi khác. Công an Bình Chánh đã ra quyết định xử phạt với năm lỗi vi phạm. Ông Tấn đã nộp phạt và không khiếu nại. Đây được xem như tiền sự, ông Tấn không khiếu nại.
Sau đó, ông Tấn đã khắc phục về giấy phép kinh doanh nhưng về giấy chứng nhận vệ sinh ATTP do hồ sơ chưa đảm bảo quy định như diện tích, các biện pháp cách ly, bảo quản, lưu chứa nguyên liệu… nên văn phòng UBND huyện Bình Chánh tiếp nhận nhưng Phòng Y tế không cấp giấy.
Trong lần kiểm tra thứ hai của cơ quan chức năng, do không có GCN VSATTP nên ông Tấn được coi là tái phạm. Đây là cơ sở để ra quyết định khởi tố ông Tấn về hành vi kinh doanh trái phép.
Trước 2006, Bộ Y tế đã có quy định danh mục các thực phẩm có nguy cơ cao. Công an huyện Bình Chánh đã thảo luận nhiều và thống nhất với Phòng Y tế Bình Chánh. Trong GPKD có ghi rõ: “không kinh doanh rượu. Chỉ hoạt động kinh doanh sau khi được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao” Trường hợp ông Tấn phải có giấy chứng nhận (GCN) đủ điều kiện vệ sinh ATTP. Ông Tấn nhận thức rõ nhưng vẫn kinh doanh khi chưa có GCN.
Trong khi đó, luật sư Nguyễn Đức Chánh (Đoàn luật sư TP HCM) cho biết, ngày 18/8/2015, việc xử phạt hành chính đối với ông Tấn lần thứ nhất về hành vi kinh doanh không phép là đúng quy định pháp luật. Ngay sau đó, ông Tấn đã đăng ký kinh doanh và được cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể. Ông Tấn cũng đã hoàn thiện hồ sơ và nộp để cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Báo Zing news thông tin.
Việc Công an huyện Bình Chánh lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm về các hành vi như khu vực chế biến thực phẩm có côn trùng, sử dụng nước giếng khoan để sơ chế thực phẩm,… mà không xác định ông Tấn có hành vi kinh doanh trái phép hay không?
Theo quy định tại Điều 159 Bộ luật hình sự, người nào kinh doanh không có đăng ký, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì mới bị xử lý hình sự. Nên việc truy cứu trách nhiệm hình sự với ông Tấn là chưa có cơ sở và căn cứ rõ ràng để chứng minh ông Tấn đã "tái phạm".
Vị luật sư cho biết, không thể đồng nhất hành vi kinh doanh trái phép với việc vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm. Bởi lẽ, nếu cá nhân, tổ chức kinh doanh không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định của Chính phủ.
Chưa nói đến việc theo quy định tại Khoản 1 Điều 31 và Khoản 4 Điều 34 Nghị định 178/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, thẩm quyền lập biên bản trong trường hợp trên thuộc về Trưởng công an cấp huyện chứ không phải chiến sĩ công an thi hành công vụ. Do đó, việc 2 chiến sĩ của Công an huyện Bình Chánh lập biên bản xử phạt ông Tấn về vi phạm an toàn thực phẩm đã sai thẩm quyền.
Ông Chánh cho rằng, việc truy cứu trách nhiệm hình sự với ông Tấn không chỉ gây ra bất bình, khó hiểu mà còn đi ngược lại tinh thần của Hiến pháp 2013. Hiến pháp đã thể hiện rõ tư tưởng tôn trọng và đảm bảo quyền tự do kinh doanh theo nguyên tắc người dân, doanh nghiệp được đầu tư, kinh doanh những gì pháp luật không cấm. Nên tội doanh kinh doanh trái phép đã bị bãi bỏ theo Bộ luật hình sự năm 2015.
"Hành vi của ông Tấn có nguy hiểm cho xã hội đến mức phải bị trừng phạt theo pháp luật hình sự không? Theo tôi không đáng để dồn ép một người kinh doanh phải đối mặt với án hình sự, đó là chưa nói đến việc có dấu hiệu oan sai trong vụ án này", luật sư Chánh nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo