Xã hội

Vụ sập cầu Ghềnh: Máy quét 3D hơn 2 tỷ đồng dò sông Đồng Nai

(DNVN) - Liên quan đến vụ sập cầu Ghềnh tại sông Đồng Nai, một thiết bị máy quét 3D đã được đưa đến hiện trường để dò quét toàn bộ hiện trạng lòng sông.

Tin tức trên báo Hà Nội mới, trong 11h sáng nay (21/3), Công ty CP thiết kế kỹ thuật cảng biển Portcoast đã đưa máy quét 3D xuống hiện trường cầu Ghềnh để dò lòng sông Đồng Nai.

Trước đó, ngày 20/3, tại cuộc họp với các bộ ngành, lãnh đạo Bộ GTVT đã chỉ định Công ty Portcoast dùng máy quét 3D để dò lòng sông.
Tin tức trên báo Hà Nội mới, đại diện Công ty Portcoast cho biết, thiết bị này có chức năng như một máy siêu âm lòng sông. Khi thả xuống sông thiết bị sẽ sử dụng sóng để dò quét, toàn bộ hiện trạng lòng sông cũng như các chướng ngại vật ở dưới sẽ được chuyển tải lên máy tính và quan sát qua màn hình.

Máy quét 3D hơn 2 tỷ đồng dùng để dò sông Đồng Nai. Ảnh báo Hà Nội mới.

Sau khi dò quét xong, tất cả các thông số sẽ xử lý để lên phương án trục vớt dầm cầu đã chìm dưới nước. Các kỹ sư sẽ khoanh vùng trong khoảng 50m quanh khu vực dầm cầu sập để dò quét.

Kỹ sư Nguyễn Tân Sơn (Công ty cổ phần tư vấn thiết kế Cảng- kỹ thuật Biển) cho biết: Máy quét 3D là thiết bi hiện đại bật nhất hiện nay có khả năng dò quét các chướng ngại vật dưới nước với bán kính lên đến 1.000m. Khi hoạt động, thiết bị này sẽ truyền hình ảnh về máy tính, cung cấp chính xác các chướng ngại vật dưới nước”. Báo Dân việt thông tin.

Theo kỹ sư Sơn, giá trị máy quét 3D này hơn 2 tỷ đồng. Cùng với máy quét, nhiều thiết bị hồi âm độ sâu dưới nước cũng được lực lượng chức năng đưa tới hiện trường để khắc phục sự cố sà lan đâm sập cầu. Hiện Bộ GTVT, tỉnh Đồng Nai và lực lượng chức năng TP.HCM đang phối hợp với nhau để khắc phục sự cố.

Trước đó, vào trưa 20/3, tàu kéo mang biển số SG 3745 do tài công Trần Văn Giang điều khiển, kéo theo sà lan biển số SG 5984 chở cát lưu thông trên sông Đồng Nai hướng về cầu Hóa An. 

Khi đến cầu Ghềnh (thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) thì tông cực mạnh vào mố cầu số 2. Cú đâm mạnh làm nhịp cầu này rớt chìm xuống sông. Nhịp cầu thứ 3 cũng rớt và cắm một đầu dưới sông. Thời điểm sà lan đâm sập cầu có 4 người đi xe máy, trong đó 2 người bị rớt theo nhịp cầu nhưng may mắn thoát nạn.

 

Sự cố khiến tuyến đường sắt Bắc –Nam bị “tê liệt”. Hàng ngàn hành khách đi tàu từ ngoài miền Trung và miền Bắc vào phải dừng ở ga Biên Hòa và ngược lại hàng trăm hành khách ở ga Sài Gòn bị kẹt lại tại đây.

Nên đọc
Hồng Hà (T/H)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo