Vượt qua “khủng hoảng” sởi
Từ đầu vụ dịch đến nay, Khoa Nhi (BV Bệnh nhiệt đới TƯ) đã tiếp nhận 131 bệnh nhi mắc sởi, trong đó 50% có biến chứng viêm phổi, suy hô hấp. Không chỉ bệnh nhân vượt quá số giường bệnh, nhiều ngày dồn dập những ca nặng, nhưng, nhờ sự tận tình của các BS, điều dưỡng, hơn 100 bệnh nhân đều đã khỏi bệnh và về nhà.
Từ đầu vụ dịch đến nay, Khoa Nhi (BV Bệnh nhiệt đới TƯ) đã tiếp nhận 131 bệnh nhi mắc sởi, trong đó 50% có biến chứng viêm phổi, suy hô hấp. Không chỉ bệnh nhân vượt quá số giường bệnh, nhiều ngày dồn dập những ca nặng, nhưng, nhờ sự tận tình của các BS, điều dưỡng, hơn 100 bệnh nhân đều đã khỏi bệnh và về nhà.
Bé Lê Gia Bảo (7 tháng tuổi, ở quận Đống Đa) đã bị mắc cúm A/H1N1, điều trị tại BV Saint Paul. Ra viện được vài hôm lại bị viêm phế quản, cháu nhập viện lần 2, được các BS chẩn đoán đã bị sởi và có biến chứng. Những hôm bé bệnh nặng, khi sốt cao tới 40oC, lúc lại rét run, khó thở đến rút hõm lồng ngực.
Gia Bảo quấy khóc, không chịu ăn, nên mẹ bé - chị Trần Thị Thương - phải vắt sữa cho con uống. Đến nay đã qua ngày thứ 11 điều trị tại BV Bệnh nhiệt đới TƯ, đến nay, bé đã tươi tỉnh, tự bú lại được. Chị Thương đã rất mừng, ban sởi đã bay hết, nhưng bé còn nhiều đờm, nên cần phải điều trị thêm vài ngày nữa.
Bé Thủy Vân (13 tháng tuổi) cũng đã điều trị sởi tại Khoa Nhi được 10 ngày, sau khi lây bệnh từ bạn cùng nhà trẻ. Bé Vân cũng đã bị biến chứng viêm phổi, khó thở, tuy không phải thở máy, nhưng cũng phải tiêm kháng sinh. Những ngày nằm viện, bé mệt, ăn ít, nên đã sút 2kg. Nhưng từ 3 hôm nay, Vân đã ăn được mỗi bữa nửa bát cháo ngon miệng, mẹ không phải dỗ nhiều như mọi hôm.
Các cháu trong phòng cách ly này mỗi ngày đều phải đo hàm lượng oxy trong máu (để kiểm tra mức độ hồi phục của phổi) 2 lần vào đầu giờ sáng và đầu giờ chiều. Y tá Nguyễn Thị Phương Anh cho biết: “Do bệnh nhân trong khoa quá tải nên nhiều khi máy cũng bị... treo, phải làm lại nhiều lần mới cho kết quả chính xác”.
Chiều 23.4, tại đây vẫn còn 27 bệnh nhi đang điều trị sởi; trong đó 4 ca viêm phổi nặng, suy hô hấp phải thở máy. PGS-TS Bùi Vũ Huy, Trưởng Khoa Nhi cho biết: “Khoa chỉ có 20 giường bệnh, không chỉ tiếp nhận bệnh nhân sởi mà còn cả bệnh nhân bệnh truyền nhiễm khác.
Vì thế, để tránh cho nơi đây trở thành ổ dịch sởi, bệnh nhân sởi đều được đưa về 2 phòng cách ly. Vì thế, có nhiều đêm, bệnh nhân nhập viện dồn dập, đành phải nằm ghép 3 - 4 cháu/giường. Đến sáng hôm sau, các y tá lại điều phối để tối đa 2 cháu/giường.
Cháu Hải bị sởi có biến chứng viêm phổi, có phát ban ngày thứ 2. Hiện nay, bé đã vào viện ở ngày thứ 5, nhưng ban vẫn mẩn khắp người. Bé còn phải khí dung, nhưng người đang khó chịu, nên rất hay quấy khóc. Để lượng thuốc khí dung đưa vào cơ thể bé đảm bảo, nhiều khi các BS điều dưỡng như BS Đặng Thị Thúy phải hỗ trợ mẹ của Hải.
Buổi tối thường chỉ có 1 y tá trực, nhưng để chăm sóc, xử lý được hết các tình huống phát sinh, khoa đã phải bố trí thêm 1 y tá trong mỗi ca trực. Vì thế, từ khi có dịch sởi đến nay, đã hơn 4 tháng qua, các BS điều dưỡng đều phải làm việc gấp 2-3 bình thường. Khoa đã tiếp nhận 131 ca sởi, nhưng đến nay chỉ có 1 ca tử vong do viêm phổi biến chứng suy hô hấp và nhiễm nấm huyết sau sởi. Hơn 100 bệnh nhi đã khỏi bệnh và được về nhà.
Báo Lao Động
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dự báo thời tiết ngày mai 8/11 trên cả nước: Hà Nội chuyển rét, có nơi 19 độ, TP Hồ Chí Minh xuất hiện mưa rào
PC Đà Nẵng: Xử lý kịp thời các trường hợp sản lượng điện tăng bất thường
Đà Nẵng: Cấm một số loại ô tô trên Quốc lộ 1 giờ cao điểm
Nhiều hoạt động mới lạ, hấp dẫn tại Festival Hoa Đà Lạt năm 2024
Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên: Phân cấp triệt để trong mua sắm, đấu thầu thiết bị y tế
Cột tin quảng cáo