Rủ nhau “lên mây” đặt món ăn: Nhà hàng ảo, bếp ma rầm rộ phát triển
Alibaba gặt hái 498,2 tỷ Nhân dân tệ (74,1 tỷ USD) trong ngày 11/11 / Nền kinh tế số giúp nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp
“Nhà hàng ma” không có bóng thực khách
Chef Station đã chính thức khai trương tại TP.HCM sau một thời gian chạy thử. Đây là mô hình "bếp trên mây", kinh doanh F&B kiểu mới, nơi tập hợp của nhiều nhà hàng đa dạng về ẩm thực. Các đầu bếp có thể tập trung vào việc nấu nướng, tạo nên những món ăn chất lượng, hấp dẫn thực khách. Còn Chef Station sẽ lo toàn bộ việc thiết lập, điều hành nhà hàng cũng như tìm kiếm khách hàng, đối tác.
Với mô hình “bếp trên mây” Chef Station, chỉ bằng một chiếc điện thoại khách hàng có thể dễ dàng đặt đủ loại món ăn từ Á đến Âu.
Mô hình này, sản phẩm của Chef Station chỉ được phân phối qua hình thức giao hàng (hoặc khách mua mang đi), với mục tiêu tiết kiệm chi phí vận hành để mang đến cho khách hàng những món ăn chất lượng với giá trị thực.
Nhà sáng lập Ninh Hoàng Ngân cho biết: “Các dịch vụ Chef Station cung cấp bao gồm: Mặt bằng bếp và khu phụ trợ cho một căn bếp tiêu chuẩn; Hệ thống nhân sự vận hành bếp và nhận đơn đặt hàng; Hệ thống kho, tủ lạnh và trong tương lai là các đối tác cung cấp lương thực, thực phẩm an toàn, chất lượng với giá thành hợp lý; Hệ thống quản lý vận hành đơn hàng và khách hàng cho toàn bộ các bếp trong hệ thống Chef Station. Đến nay, Chef Station đã triển khai hợp tác thành công với 5 thương hiệu có tiếng trong ngành ẩm thực: Bánh Canh Hai Nhiên, Cô Tấm, Chops, Made by CJ Foods và Durty Bird...”. Mỗi đơn vị sẽ có một gian bếp riêng, được trang bị nội thất cơ bản, kèm máy nhận đơn. Các dụng cụ chế biến do nhà hàng tự lắp đặt.
Dịch bệnh Covid-19 đã khiến các nhà hàng rơi vào tình trạng doanh thu đầu vào không thể bù được chi phí đầu ra như tiền mặt bằng, nhân sự, vận hành... Do đó việc duy trì và mở thêm cửa hàng vật lý truyền thống cho các nhà hàng F&B là không hề đơn giản. Vấn đề cốt lõi của một nhà hàng, một thương hiệu, kể cả trong ngành chuỗi F&B, không phải là bạn có nhiều hay ít cửa hàng, mà sản phẩm hoặc món ăn của bạn có đến được tay nhiều người tiêu dùng hay không? Với mô hình “bếp trên mây” Chef Station, chỉ bằng một chiếc điện thoại khách hàng có thể dễ dàng đặt đủ loại món ăn từ Á đến Âu, từ đồ ăn đến đồ uống với nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn, ship giá ưu đãi.
Tương tự, sau một thời gian triển khai dịch vụ giao nhận thức ăn, ứng dụng Grab khai trương "bếp trên mây" đầu tiên đặt tại quận Thủ Đức, với tên gọi GrabKitchen, gồm nhiều thương hiệu nhà hàng khác nhau cùng hoạt động. Đại diện của "kỳ lân công nghệ" cho rằng mô hình này sẽ có nhiều triển vọng và tiếp tục ra mắt những căn bếp khác. Các đối tác cửa hàng tham gia GrabKitchen sẽ được Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM tập huấn. Việc tiếp tục mở rộng GrabKitchen và tăng cường đầu tư vào an toàn thực phẩm không chỉ giúp Grab nắm bắt tốt hơn những cơ hội mới trong bối cảnh thị trường không ngừng thay đổi mà còn hỗ trợ các đối tác vượt qua khó khăn từ dịch Covid-19.
Là siêu ứng dụng đa dịch vụ, Grab có các dịch vụ đặt xe công nghệ, giao nhận thức ăn, giao nhận hàng hoá tại 8 quốc gia Đông Nam Á. Tính đến giữa tháng 10 năm nay, Grab có mạng lưới cloud kitchen gồm 57 GrabKitchen tại Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Singapore và Philippines.
“Bếp trên mây” là xu hướng toàn cầu
Chẳng cần bàn ghế, nhân viên phục vụ nhưng vẫn có đơn hàng, đó là những gì mô tả một cách ngắn gọn về mô hình “bếp trên mây”. Trên thế giới đã xuất hiện những mô hình như vậy từ khoảng nửa cuối 2019 và tại Việt Nam gần đây, mô hình này bắt đầu nở rộ. Chính sự phát triển của công nghệ đã tạo điều kiện để các chủ quán có thể tối ưu được chi phí nhân công, mặt bằng nhưng vẫn có thể phục vụ tốt những vị thượng đế.
Vị quản lý một chuỗi nhà hàng chuyên về cơm tấm tại TP.HCM - đã đưa thương hiệu lên "bếp trên mây" cho hay: Trong thời gian dịch bệnh, nhiều người hạn chế đến nhà hàng ăn uống trực tiếp nên họ đặt trên mạng, số lượng đơn online tăng thấy rõ. Mặt khác, việc nấu nướng trên "bếp trên mây" tiết kiệm rất nhiều so với mở cửa hàng, vừa tốn tiền thuê mặt bằng vừa tốn phí về nhân viên phục vụ. Ông kỳ vọng, với xu hướng đặt thức ăn tại nhà, việc kết hợp này sẽ khiến chuỗi cửa hàng ngày càng đông khách hơn.
Báo cáo mới đây của Công ty nghiên cứu thị trường Q&Me về dịch vụ giao nhận đồ ăn cho thấy, có tới 75% người được khảo sát có sử dụng dịch vụ giao nhận đồ ăn, trong đó có 24% là những người dùng mới, lần đầu sử dụng dịch vụ này do ảnh hưởng của Covid-19.
Xu hướng người dùng dần chuyển dịch sang các hình thức mua sắm trực tuyến, thay vì mất thời gian để di chuyển đến các địa điểm mình muốn, thực khác có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các hệ thống giao nhận. Có cầu ắt có cung, thậm chí những mô hình kinh doanh vừa, nhỏ hoàn toàn có thể tự độc lập kinh doanh khi chưa có đủ nguồn lực để thuê mặt bằng, vận hành. Và những “căn bếp trên mây” là một lựa chọn rất đáng để cân nhắc.
Với lượng người dùng Internet khoảng 61 triệu người, thị trường giao đồ ăn trực tuyến trong nước dự kiến vẫn là miếng bánh hấp dẫn. Trên thị trường đang có hàng loạt ứng dụng cung cấp dịch vụ này, gồm: Grab, GoJek, Now, Baemin… Theo báo cáo khu vực Đông Nam Á 2019, doanh thu thị trường đặt và giao đồ ăn trực tuyến của khu vực lên tới 3.492 triệu USD vào năm 2020; riêng Việt Nam là 302 triệu USD với số lượng người dùng khoảng hơn 10,5 triệu người, dự kiến lên con số 17 triệu vào năm 2024.
End of content
Không có tin nào tiếp theo