Chất lượng dịch vụ công chứng, hòa giải thương mại chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu xã hội
Đà Nẵng: Sở Tư pháp hướng dẫn xử lý vi phạm hành chính người không đeo khẩu trang nơi công cộng / Đà Nẵng ban hành quy định mới về cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp
Toàn cảnh phiên thảo luận.
Ngày 15/12, trong khuôn khổ Dự án Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam (Dự án EU JULE), Bộ Tư pháp tổ chức Phiên thảo luận hoàn thiện và thực thi pháp luật với chủ đề “Tăng cường hiệu quả công tác bổ trợ tư pháp đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp tại Việt Nam”.
Theo Bộ Tư pháp, bổ trợ tư pháp là lĩnh vực có vị trí quan trọng, góp phần vào việc bảo đảm công lý, quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân theo tinh thần của Hiến pháp 2013. Tăng cường hiệu quả cung cấp dịch vụ bổ trợ tư pháp là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 nhằm xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh.
Trong các dịch vụ bổ trợ tư pháp, công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt.
Công chứng viên thực hiện hoạt động công chứng theo ủy nhiệm của Nhà nước và đã góp phần nâng cao tính an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ quyền lợi chính đáng của cá nhân, tổ chức, trong đó có các nhóm yếu thế trong xã hội như phụ nữ, trẻ em… Trọng tài và hòa giải thương mại là các phương thức giải quyết tranh chấp thay thế (ADR), do các bên thỏa thuận để giải quyết tranh chấp. Các phương thức giải quyết tranh chấp này có nhiều ưu thế so với thủ tục tòa án truyền thống với việc tiết kiệm về chi phí và thời gian.
Hiện nay, do cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan, các hoạt động công chứng, trọng tài và hòa giải thương mại ở Việt Nam cũng đang đứng trước những khó khăn và thách thức như: chất lượng cung cấp dịch vụ và tính chuyên nghiệp của hoạt động chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của người dân và xã hội; hòa giải và trọng tài thương mại còn chưa được người dân sử dụng như những biện pháp hiệu quả trọng giải quyết các tranh chấp…
Tại phiên thảo luận này, trên cơ sở chia sẻ của các đại biểu về kết quả, những khó khăn, thách thức trong việc cung cấp các dịch vụ bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp cùng với các cơ quan pháp luật và tư pháp Việt Nam mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp, đề xuất, kiến nghị cũng như sự hợp tác của các cơ quan, tổ chức quốc tế, giúp cho các cơ quan của Việt Nam trong hoạch định và thực thi các chính sách về phát triển và nâng cao hiệu quả các dịch vụ công chứng, trọng tài, hòa giải thương mại nói riêng và bổ trợ tư pháp nói chung trong thời gian tới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo