Xây căn cứ tại Djibouti, Trung Quốc tính đến kinh nghiệm từ Iraq-Syria
Trong bài bình luận cho Sputnik, chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin viết về những đác đặc điểm của căn cứ này và các nhiệm vụ mà Trung Quốc đang giải quyết ở đây.
Dựa vào tài liệu được công bố công khai, căn cứ tại Djibouti được xây dựng như một pháo đài với bức tường bê tông bao quanh căn cứ với các tháp canh và cửa ra vào được kiên cố. Phía trước có hai bức tường rào bê tông, trên bức tường có thể bố trí các đội quân hỏa lực theo kiểu những pháo đài thời trung cổ.
Khi xây dựng cơ sở này Trung Quốc đã tính đến kinh nghiệm chiến đấu trong những năm gần đây ở Iraq và Syria, nơi những chiếc xe bọc thép chứa đầy thuốc nổ đã trở thành phương tiện chính để tấn công nhằm vào các mục tiêu kiên cố. Căn cứ của Trung Quốc đã chuẩn bị rất tốt cho kịch bản như vậy — sự hỗn loạn hoàn toàn tại nước chủ nhà khi các phần tử cực đoan chiếm quyền lực. Căn cứ quân sự của Trung Quốc có thể hoạt động trong điều kiện bị bao vây.
Việc xây dựng các bức tường mạnh mẽ không phải là phương pháp duy nhất để chuẩn bị cho kịch bản không thuận lợi. Ở trung tâm căn cứ đã xây dựng sân bay trực thăng dài 400 m — lớn hơn bình thường — để các máy bay vận tải có khả năng thả xuống container chứa hàng hóa. Nhờ đó, trong trường hợp bị phong tỏa và không có khả năng tiếp cận sân bay ở Djibouti, căn cứ sẽ được cung cấp hàng hóa bằng đường không.
Hầu như toàn bộ cơ sở hạ tầng bảo đảm ổn định cuộc sống của các nhân viên và dịch vụ hậu cần cho các tàu đều nằm bên trong căn cứ được kiên cố, bao gồm một dock có khả năng tiếp nhận 2-3 tàu chiến cỡ lớn (ví dụ như tàu khu trục), kho chứa nhiên liệu, nước, hàng khô, khu nhà ở, trạm chỉ huy, nhà chứa thiết bị kỹ thuật, không gian để tổ chức những cuộc họp và hoạt động tập thể. Căn cứ cũng có những cơ sở hạ tầng nằm dưới lòng đất.
Các chuyên gia cho rằng, việc bố trí các nhóm lực lượng đặc nhiệm với máy bay trực thăng hạng nặng Z-8F sẽ tạo khẳ năng thực hiện chiến dịch đặc nhiệm (chẳng hạn như giải cứu con tàu bị hải tặc chiếm) trong bán kính vài trăm cây số, cũng như di tản người bệnh và bị thương từ các tàu Trung Quốc đang hoạt động tại vùng Sừng châu Phi.
Trước đây đã có tin rằng, bảo vệ căn cứ là một đại đội thủy quân lục chiến với vũ khí hiện đại trên các xe bọc thép hạng nhẹ được trang bị hệ thống tên lửa chống tăng. Nếu cần thiết, chiếc tàu chiến cập bến ở đó có thể đảm nhận nhiệm vụ trực chiến phòng không.
Trên thực tế, dự án này cho phép tận dụng tối đa diện tích tối thiểu (khoảng 36 ha) mà Trung Quốc đã thuê. Với bản thiết kế xây dựng như vậy, căn cứ này được bảo vệ tối đa. Trên thực tế, chỉ có hai trường hợp khi các nhân viên người Trung Quốc làm việc tại căn cứ phải ra ngoài: để tham gia các cuộc tập trân trên thao trường (ví dụ như cuộc tập trận đã diễn ra thời gian gần đây), và để đến sân bay.
Nhược điểm duy nhất của căn cứ Trung Quốc là ở đây chưa có sân bay riêng. Hoa Kỳ có sân bay riêng ở Djibouti, họ sử dụng cơ sở này, ví dụ, để bố trí các máy bay chiến đấu không người lái. Tuy nhiên, số lượng nhân viên tại căn cứ quân sự của Hoa Kỳ là lớn hơn nhiều — gần 4.500 người.
Trong khi đó, Trung Quốc có kế hoạch đầu tư vào việc xây dựng sân bay quốc tế thứ hai ở Djibouti, và nếu cần thiết, các máy bay của Trung Quốc có thể sử dụng cơ sở hạ tầng địa phương. Như vậy, sự hiện diện quân sự của Trung Quốc trong khu vực chiến lược quan trọng này đã được chuẩn bị rất kỹ lưỡng và rõ ràng có tính chất dài hạn. Trung Quốc đã chứng minh khả năng xây dựng các cơ sở quân sự phức tạp về mặt kỹ thuật ở nước ngoài trong thời gian rất ngắn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo