Pháp luật

Xét xử đại án tham nhũng tại Agribank CN6: Xuất hiện nhiều tình tiết mới

(DNVN) - Phiên tòa xét xử "đại án" tham nhũng tại Ngân hàng Agribank chi nhánh 6 tại TP.HCM đã đến ngày thứ 3 với nhiều tình tiết mới xoay quanh vụ việc gây thất thoát gần 1000 tỷ đồng tại ngân hàng này.

Phần xét hỏi phần cho vay 170 tỷ đồng
Phiên tòa xét xử "đại án" tham nhũng tại Ngân hàng Agribank chi nhánh 6 tại TP.HCM đã đến ngày thứ 3. Qua theo dõi quá trình xét xử phần đầu vụ án diễn biến như sau: Theo cáo trạng Viện kiểm sát, thực hiện chủ trương di dời các nhà máy ra khỏi thành phố của Chính phủ và UBND TP. HCM

Năm 2006 Công ty Dệt kim Đông Phương thuộc tập đoàn dệt may được Bộ Tài chính đồng ý cho chuyển đổi mục đích sử dụng một lô đất tại số 10 âu Cơ, Q. Tân Phú Cơ rộng 17.136m2 để xây khu trung tâm thương mại dịch vụ và chung cư cao tầng. 

Các bị cáo trong vụ đại án tham nhũng tại Agribanhk 6.

Công ty Đông Phương ký kết hợp đồng với Công ty Bất động sản Phương Nam, thành lập liên doanh (Công ty Đông Phương Phát) nhằm thực hiện dự án nói trên, trong đó Công ty Đông Phương góp vốn 10%, còn lại Công ty Phương Nam góp 90%. Sau đó Công ty Phương Nam chuyển nhượng 80% vốn góp cho Công ty Bình Phát để cùng thực hiện dự án.

Để có tiền thực hiện liên kết trên Dương Thanh Cường gặp và trao đổi với Hồ Đăng Trung - Giám đốc Agribank CN 6 đề nghị được vay tiền. Trung đồng ý cho Công ty Tấn Phát của Cường vay tiền và giao cho phòng tín dụng thực hiện.

Tháng 9/2007, Cường chỉ đạo Thái Cường giám đốc Công ty Tấn Phát ký hồ sơ vay vốn gửi cho Agribank CN 6 nhằm vay 170 tỉ đồng, với tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất số 44 đường An Dương Vương, Q.8 (vay 40 tỷ đồng) và. số 10 đường Âu Cơ, quận Tân Phú (vay 130 tỷ đồng).

Dù khoản vay vượt quyền phán quyết nhưng Hồ Đăng Trung vẫn chỉ đạo cấp dưới đề xuất và ký duyệt cho vay. Đặc biệt, Trung chỉ đạo cho Hồ Văn Long (Trưởng phòng tín dụng tại Agribank CN 6) lấy phán quyết của dự án khác cặp vào hờ sơ để hoàn thiện rối giao cho cán bộ tín dụng Nguyễn Hoàng Quốc Thụy làm thẩm định mà không cho Thụy biết. 

Đáng nói là gần 6 tháng sau khi được giải ngân, Cường chỉ đạo Thái Cường đến Ngân hàng Agribank chi nhánh 6 mượn lại các giấy chứng nhận bất động sản số 10 Âu Cơ đã thế chấp với lý do là đổi sang sổ mới và hoàn tất phụ lục pháp lý.

 

Nhưng sau khi mượn lại được giấy tờ Cường đã mang đến Ngân hàng TMCP Phương Nam thế chấp, vay một khoản tiền khác và gán nợ cho ngân hàng Phương Nam lên tới 440 tỷ đồng.

Theo cáo trạng, Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng TP.HCM kết luận: số 10 Âu Cơ tại thời điểm thế chấp trị giá là 188.371.143740 đ, các Công ty thẩm định giá xác định giá trị QSDĐ tại thời điểm hiện nay của số 10 Âu Cơ là 405.965.136.000 đ. 

Cáo trạng đã khảng định: “Như vậy, thời điểm Công ty Tấn Phát đưa tài sản vào thế chấp bổ sung tại Agribak chi nhánh 6 để thay thế cho số 10 Âu Cơ đã gây thiệt hại cho Agribak chi nhánh 6 là 44.575.898.130 tiền gốc ....

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có giá trị thế chấp?
Trong phiên tòa xét hỏi các bị cáo ngày 23/10, HĐXX chủ yếu tập trung hỏi các bị cáo xung quanh vấn đề Agribank CN 6 cho Cty Tấn Phát vay 170 tỷ đồng và việc cho mượn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 10 Âu Cơ để Dương Thanh Cường đi thế chấp vay mượn ở ngân hàng khác. 

Trong quá trình xét hỏi của HĐXX, nội dung trả lời của tất cả các bị cáo có liên quan đều khảng định: riêng GCNQSDĐ tạm thời số 10 Âu cơ thì không đủ điều kiện thế chấp. Nhưng toàn bộ hồ sơ tài sản gồm GCNQSDĐ, Quyết định của Bộ Tài chính cho chuyển đổi mục đích sử dụng đất để lập dự án, Công văn của UBNN TP v/v duyệt giá thị trường, Công văn của Sở Tài chính v/v thông báo giá bán đối với khu đất số 10 Âu Cơ và các văn bản của các ban nghành...đủ diều kiện để xác định là tài sàn hình thành trong tương lai (TSHTTTL) và có giá trị thế chấp. Thực tế sau khi nộp tiền sử dụng đất tài sản đã được hình thành (được cấp mới GCNQSDĐ).

 

Trên dưới đổ lỗi cho nhau ...
Qua bước đầu xét hỏi của HĐXX đối với các bị cáo chủ chốt đã thấy đươcc những điểm yếu trong công tác quản lý của Ngân hàng Agribank CN 6. Khi trả lời  câu hỏi của HĐXX, các lãnh đạo hay nhân viên Ngân hàng Agribank chi nhánh 6 đã đổ lỗi cho nhau để né tránh trách nhiệm.

Thẩm phán Vũ Phi Long xét hỏi bị cáo Hồ Đăng Trung (nguyên Giám đốc Ngân hàng Agribank CN 6) về việc ký duyệt cho vay 170 tỷ đồng là vượt quá thẩm quyền? . Việc thế chấp các quyền sử dụng đất lúc đó chỉ mang tính chất tạm thời, hồ sơ dự án chưa được cơ quan chức năng quản lý Nhà nước phê duyệt?.

Hay sau khi giải ngân cho phía vay vốn mượn lại các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đi thế chấp vay ở ngân hàng khác để dẫn đến việc không đòi lại được? Taị phiên tòa, bị cáo Trung đã đổ trách nhiệm cho thuộc cấp của mình. Bị cáo cho rằng, do hoàn toàn tin tưởng cấp dưới nên mới ký quyết định cho vay và cho mượn tài sản thế chấp.

Hội đồng xét xử vụ đại án tham nhũng tại Agribank.

Trước HĐXX, bị cáo Trung chỉ thừa nhận đã gian dối trong việc nâng quyền phán quyết cho vay, lấy quyền phán quyết của dụ án khác gán vào hồ sơ cho vay của Cty Tấn Phát để cho vay 170 tỷ đồng. Thực tế, bị cáo Trung chỉ có quyền phán quyết cho vay tối đa 80 tỷ, nếu cao hơn phải xin nâng quyền phán quyết từ cấp trên. 

Nhưng bị cáo Trung không xin, mà tự ý nâng quyền phán quyết và đổ cho bị cáo Long (trưởng phòng tín dụng) không can gián. Sau khi Cty Tấn Phát vay xong 170 tỷ đồng, Dương Thanh Cường đã chỉ đạo Thái Cương làm hồ sơ xin mượn lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 10 Âu Cơ. Lúc này, bị cáo Trung và cấp dưới cũng đồng ý.

 

Về việc cho Thanh Cường mượn lại các giấy chứng nhận sử dụng đất đã thế chấp bị cáo Trung lý giải: “bị cáo nhiều lần gặp Dương Thanh Cường đòi, nhưng bị cáo Thanh Cường nhiều lần hứa vì lý do chưa làm xong thủ tục, nên chưa trả lại cho Agribank CN 6”. 
Vị chủ tọa tiếp tục truy hỏi bị cáo Trung vì sao khi không đòi được mà lại không khởi kiện ra tòa, đòi đến 11 lần nhưng không được thì im lặng, không có động thái kiểm tra khi chỉ cần một cuộc điện thoại xác minh thì bị cáo Trung im lặng.

Trong khi đó, cấp dưới của bị cáo Trung là Hồ Văn Long (trưởng phòng tín dụng) và Nguyễn Hoàng Quốc Thụy (cán bộ tín dụng) lại cho rằng hồ sơ cho vay được ông Trung đưa xuống nên tin tưởng. Bị cáo Thụy khẳng định trước tòa rằng vì tin tưởng cấp trên nên mới ký vào hồ sơ để được thông qua, vì hồ sơ phải có chữ  ký của cán bộ tín dụng.

Bị cáo Hồ Văn Long (nguyên Trưởng phòng tín dụng Ngân hàng Agribank CN 6) khi đối diện với các câu hỏi của HĐXX cũng vòng vo biện minh do được cấp trên giao phải làm và cũng là do quá tin tưởng vào cấp dưới chuyển hồ sơ lên. Long cũng lý giải trong việc làm hồ sơ cho Thanh Cường vay vốn, Long nhận chỉ đạo của giám đốc chi nhánh, tức bị cáo Trung phải... ưu ái. 

Nhiều câu hỏi của thẩm phán phiên xử như: việc phê duyệt hàng trăm tỷ là vượt thẩm quyền, động thái không kiểm tra thực tế các bất động sản và tài sản thế chấp để vay vốn hay việc Long là người ký vào đề xuất cho đối tác vay mượn lại các tài sản thế chấp thì bị cáo Long lúng túng, không giải thích được.

Riêng bị cáo Nguyễn Hoàng Quốc Thụy (là cán bộ tín dụng của Ngân hàng Agribank CN 6) khi đối mặt với phần xét hỏi thì có vẻ bình tĩnh và thành thật nhất.  Khi chủ tọa hỏi về việc bị cáo làm hồ sơ trình cho Công ty Tấn Phát vay như thế nào? có làm đúng chức trách mình hay chưa? Với bộ hồ sơ như thế có đúng quy trình tín dụng không? 

 

Bị cáo Thụy trả lời: Khi nhận hồ sơ từ anh Long trưởng phòng tín dụng thấy còn thiếu một số thủ tục, trong thời gian chờ Công ty Tấn phát bổ sung, bị cáo có đi kiểm tra thực tế thì thấy miếng đất số 10 Âu Cơ là khu đất vàng, rất là đẹp, có giá trị cao nên bị cáo làm thẩm định và trình lên trên, sau khi ngân hàng cho vay (30/10/2007) đến tháng 2/2008 bị cáo không làm tại Agribank CN 6 nữa. 

Khi cơ quan điều tra nói tài sản bị mất gây hậu quả thì bị cáo mới biết và việc ngân hàng sau này làm mất tài sản gây hậu quả hoàn toàn không liên quan đến bị cáo. Thụy cũng thừa nhận nếu đúng quy trình vay vốn như thông thường thì hồ sơ phải từ cán bộ tín dụng đi lên nhưng hồ sơ vay vốn này lại đi từ trên xuống. 

Thụy cũng lý giải, khi nhận hồ sơ từ anh Long, anh Long nói hồ sơ này cấp trên đã đồng ý cho vay. Thụy có vài thiếu sót nhỏ, không thẩm định thực tế tài chính Công ty mà vì tin tưởng vào cấp trên của mình và cũng tin tưởng vào báo cáo của công ty xin vay vốn, bị cáo làm theo chỉ thị cho vay. 

Khi nhận hồ sơ từ anh Long, bị cáo củng xem xét tất cả các văn bản về hồ sơ pháp lý số 10 Âu Cơ, Và khẳng định là nếu tài sản thế chấp chỉ là cái sổ đỏ không thì chắc chắn bị cáo sẽ không bao giờ dám làm, và với nhận thức của bị cáo thì khu đất số 10 Âu Cơ có đủ cơ sở pháp lý xác định là TSHTTTL vì bộ hồ sơ tài sản gồm đầy đủ GCNQSDĐ tạm thời, Quyết định của Bộ Tài chính, UB Thành phố, các cơ quan ban ngành cho thành lập dự án.

Cuối phần xét hỏi, bị cáo Thụy lại tiếp tục khẳng định: toàn bộ hồ sơ tài sản được cất giữ trong két sắt của ngân hàng, việc ngân hàng cho mượm hồ sơ không có người theo giám sát và làm mất tài sản thế chấp gây hậu quả nghiêm trọng không phải trách nhiệm và không liên quan đến bị cáo.

 

Dự kiến phiên tòa xét xử sẽ diễn ra đến ngày 30/10/2015.. Phiên tòa sẽ tiếp tục xét hỏi về vụ cho vay 628 tỷ đồng và đối với các bị cáo liên quan để làm rõ các tình tiết, sai phạm trong các hồ sơ vay vốn.

Nam An
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo