Xuất khẩu có khả năng tăng trưởng khá trong năm 2016
Theo UBGSTCQG, xuất khẩu năm 2016 có khả năng tăng trưởng khá hơn nhờ kinh tế thế giới trong năm 2016 dù có nhiều bất trắc nhưng được dự báo sẽ tăng trưởng cao hơn so với 2015; giá hàng hóa thế giới dự báo phục hồi trong năm 2016.
Ngoài ra, các tác động của hiệp định thương mại giúp Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu. IMF cũng dự báo xuất khẩu hàng hóa của thế giới sẽ tăng từ 3,8% (2015) lên 4,7% (2016), của nhóm các nước Châu Á đang phát triển và mới nổi tăng từ 6,5% lên 6,7%... cũng là nhưng nguyên nhân thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam năm 2016.
UBGSTCQG cũng cho rằng, trong năm 2016, cơ hội từ dòng vốn đầu tư nước ngoài (cả trực tiếp và gián tiếp) rút khỏi thị trường Trung Quốc, tìm đến những nền kinh tế đang phát triển ổn định hơn, trong đó có Việt Nam. Bên cạnh đó, tiêu dùng phục hồi tốt hơn nhờ lạm phát thấp và hoạt động sản xuất kinh doanh cải thiện.
Chương trình tái cơ cấu kinh tế và cải cách thể chế thông qua một loạt các bộ Luật sửa đổi (Luật Doanh nghiệp sửa đổi, Luật Phá sản, Luật Đầu tư công,...) và các biện pháp cải cách hành chính sẽ làm tăng niềm tin của nhà đầu tư, cải thiện năng lực cạnh tranh quốc gia, khuyến khích đầu tư tư nhân.
Bên cạnh những thuận lợi về tăng trưởng kinh tế, UBGSTCQG cũng dự báo Việt Nam cũng sẽ gặp một số khó khăn. Cụ thể, tình hình doanh nghiệp mặc dù cải thiện nhưng chưa hết khó khăn nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Phần lớn những doanh nghiệp phải dừng hoạt động hoặc giải thể, phá sản trong 6 tháng đầu năm 2015 là doanh nghiệp quy mô nhỏ có vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, việc cổ phần hóa DNNN và tái cơ cấu nền kinh tế tuy đạt được những kết quả bước đầu nhưng còn chậm: 6 tháng đầu năm 2015, 61 doanh nghiệp được tiến hành cổ phần hóa, hoàn thành được 21% kế hoạch (kế hoạch là 289 DNNN cổ phần hóa năm 2015).
Nhận định về tình hình ổn định kinh tế vĩ mô trong năm 2016, UBGSTCQG cho rằng, giá hàng hóa thế giới mặc dù được dự báo phục hồi trong năm 2016 nhưng không nhiều. Ngân hàng Thế giới (tháng 7/2015) dự báo năm 2016 giá năng lượng tăng 6,1% (trong đó dầu thô tăng 4,4%), giá lương thực tăng 1,2% và nguyên liệu thô tăng 2%, dầu thô tăng 7,5%. Do đó, áp lực đối với lạm phát từ giá hàng hóa thế giới trong năm 2016 sẽ không lớn.
Bên cạnh đó, kỳ vọng lạm phát ổn định do kinh tế vĩ mô được giữ ổn định trong nhiều năm. Do đó, UBGSTCQG nhận định lạm phát năm 2016 sẽ không có những áp lực lớn.
Ngoài những yếu tố thuận lợi, tình hình ổn định kinh tế vĩ mô trong năm 2016 dự báo cũng gặp nhiều khó khăn.
Theo đó, kinh tế thế giới mặc dù tiếp tục xu hướng phục hồi tăng trưởng trong năm 2016 nhưng tiềm ẩn không ít rủi ro như: khủng hoảng nợ công của các nước vẫn chưa được xử lý dứt điểm; tăng trưởng của các nước BRICS, nhất là Trung Quốc, chậm lại; nguy cơ xung đột chính trị, dịch bệnh vẫn hiện hữu. Do đó, cùng với việc theo dõi sức khỏe của kinh tế thế giới, các cơ quan hoạch định chính sách cần xây dựng sẵn các kịch bản ứng phó để tránh thụ động.
Khả năng FED tăng lãi suất vào cuối năm 2015 cũng như trong năm 2016, mặc dù không tác động đến dòng vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam, nhưng sẽ có ảnh hưởng đối với tâm lý thị trường cũng như mục tiêu ổn định tỷ giá.
Cân đối ngân sách mặc dù được dự báo sẽ cải thiện hơn so với năm 2015 do hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp tục phục hồi và giá dầu tăng nhưng mức cải thiện là không lớn. Nguyên nhân là do thu từ xuất nhập khẩu giảm khi Việt Nam thực hiện các cam kết cắt giảm thuế theo các Hiệp định thương mại đã ký kết và mức độ phục hồi của giá dầu thô sẽ không lớn trong năm 2016.
Do đó, vấn đề quản lý nợ công sẽ tiếp tục là một thách thức trong năm 2016, nhất là trong bối cảnh phát hành trái phiếu Chính phủ đang gặp khó khăn. Do đó, việc tăng cường phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa sẽ là đòi hỏi cần thiết trong năm 2016.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Công bố bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Đề xuất cho doanh nghiệp tự quyết giá xăng dầu có tỷ trọng tiêu thụ thấp
Vĩnh Phúc nỗ lực 'xanh' hoá để phát triển bền vững
Bất động sản miền Trung khởi sắc: Đà Nẵng, Quảng Bình dẫn đầu xu hướng tăng trưởng
Thủ tướng: Can thiệp vào hoạt động doanh nghiệp nhà nước sẽ làm méo mó thị trường, cản trở phát triển