Xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường Mỹ: Mối lo từ Trung Quốc
Dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc
Tăng đầu tư của Trung Quốc vào ngành gỗ của Việt Nam “ẩn chứa những rủi ro” cho ngành gỗ Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ. Đây là cảnh báo theo Báo cáo “Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ: Thực trạng và xu hướng phát triền bền vững” do Tổ chức Forest Trends, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFORES), Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định (FPA Bình Định), Hội Gỗ mỹ nghệ và Chế biến Gỗ thành phố Hồ Chí Minh (HAWA), công bố ngày 27/3, tại Hà Nội.
Ở đây, "gỗ" được hiểu là các nhóm các mặt hàng thuộc Chương 44 (HS 44) của hệ thống phân loại hàng hóa của hải quan, được mô tả là "gỗ và các mặt hàng từ gỗ". Các mặt hàng trong chương này bao gồm nhóm mặt hàng từ mã 4401 tới 4421. "Sản phẩm gỗ" là các nhóm các mặt hàng thuộc Chương 94 (HS 94), được mô tả là ‘nhóm đồ nội thất’.
Chính sách thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump hiện đi theo hướng giảm thâm hụt thương mại, bảo hộ mậu dịch, khuyến khích sản xuất trong nước. Chính sách này đã có tác động trực tiếp đến Trung Quốc, quốc gia có mức thặng dư thương mại lớn nhất từ Mỹ.
Thời gian gần đây đã cho thấy sự tăng trưởng trong đầu tư vào ngành gỗ của các doanh nghiệp Trung Quốc vào Việt Nam. Theo nhóm nghiên cứu Báo cáo, có thể sự dịch chuyển này là những động thái nhằm tránh các chính sách về thuế của Mỹ áp dụng cho các mặt hàng của Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ.
Gỗ và sản phẩm gỗ từ Việt Nam được xuất khẩu sang nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Bốn quốc gia có kim ngạch đạt cao nhất là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Năm 2017, kim ngạch từ 4 thị trường này lên tới trên 5,8 tỉ USD, chiếm gần 76% trong tổng lượng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam từ tất cả các thị trường, riêng Hoa Kỳ đạt 40,2%.
Tuy nhiên, gia tăng đầu tư Trung Quốc vào chế biến gỗ của Việt Nam cũng có thể là phản ứng của các doanh nghiệp Trung Quốc với chính sách môi trường ngày càng nghiêm ngặt của Chính phủ Trung Quốc đối với các ngành sản xuất nội địa. Và có thể để tránh thuế xuất khẩu vừa mới được Chính phủ Trung Quốc áp dụng.
Chuẩn bị cho những thay đổi từ Mỹ
Mỹ là thị trường tiêu thụ khoảng 20% tổng lượng hàng hóa xuất khẩu của cả Việt Nam. Thặng dư trong cán cân thương mại giữa Mỹ và Việt Nam khoảng 32 tỉ USD mỗi năm, nghiêng về phía Việt Nam đã đẩy Việt Nam vào danh sách 6 quốc gia có mức thâm hụt lớn nhất đối với Hoa Kỳ.
Việt Nam trên thực tế đã trở thành quốc gia được Mỹ quan tâm lớn, đặc biệt là đối với các mặt hàng xuất khẩu như hàng điện tử, may mặc, giầy dép và đồ gỗ.
Riêng đối với các mặt hàng đồ gỗ, thặng dư thương mại của Việt Nam từ Mỹ đạt trên 2 tỉ USD. Mức thặng dư này, cộng với luồng đầu tư từ Trung Quốc vào ngành chế biến gỗ của Việt Nam sẽ có thể tạo ra những mối quan tâm đặc biệt từ các cơ quan quản lý Hoa Kỳ.
Ngành gỗ và các cơ quan quản lý của Việt Nam cần có “những bước chuẩn bị thích hợp”, nhằm giảm thiểu những thay đổi trong xuất khẩu vào thị trường Mỹ, khuyến cáo từ nhóm nghiên cứu Báo cáo “Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ: Thực trạng và xu hướng phát triền bền vững”.
Trên thực tế, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 8 tỉ USD vào cuối tháng 1.2018, giúp ngành gỗ giành vị trí số 6 trong bảng xếp hạng các ngành đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của cả nước, về đích sớm 3 năm so với mục tiêu là 8-8,5 tỉ USD đến năm 2020 đề ra trong Chương trình Mục tiêu Phát triển Lâm nghiệp Giai đoạn 2016-2020.
Theo lý giải của Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Thành phố Hồ Chí Minh (HAWA), ông Nguyễn Quốc Khanh, có một số lý do dẫn đến sự tăng trưởng ấn tượng về kim ngạch xuất khẩu, trong đó bao gồm sự sụt giảm tính cạnh tranh của ngành gỗ Trung Quốc do ngành này bị Mỹ kiện bán phá giá và do chính sách áp dụng thuế xuất khẩu đồ gỗ của Chính phủ Trung Quốc.
Hiện, Việt Nam đã trở thành "trung tâm chế biến gỗ của Châu Á", nhưng nguồn cung nguyên liệu trong nước không đủ cho chế biến phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, hàng năm Việt Nam phải nhập một lượng gỗ nguyên liệu rất lớn từ nước ngoài.
Năm 2017, các doanh nghiệp Việt Nam bỏ ra khoảng 2,1 tỉ USD để nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Con số này tương ứng với khoảng 28,3% của tổng kim ngạch xuất khẩu. Tăng trưởng kim ngạch so với năm 2016 đạt 18,8%, cao hơn mức tăng trưởng trong xuất khẩu (12,6%).
Việt Nam nhập khẩu các mặt hàng gỗ từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau, trong đó Mỹ, Trung Quốc, Campuchia và Châu Phi là 4 nguồn cung gỗ và sản phẩm gỗ quan trọng nhất cho Việt Nam tính về giá trị kim ngạch nhập khẩu. Nguồn cung từ Hoa Kỳ chủ yếu là các loại gỗ nguyên liệu (tròn, xẻ).
Thêm nữa, mức độ ổn định của các nguồn cung này khác nhau, với Mỹ và Trung Quốc có độ ổn định rất lớn, trong khi Campuchia và Châu Phi có độ biến động rất cao. Tính ổn định/biến động của các nguồn cung liên quan trực tiếp đến các chính sách quản lý và sử dụng tài nguyên tại các quốc gia này.
Nguồn cung có biến động lớn đồng nghĩa với việc các chính sách sử dụng và quản lý tài nguyên và hệ thống thực thi chính sách tại các quốc gia này không ổn định. Tính không ổn định về chính sách và thực thi chính sách làm cho nguồn cung gỗ nguyên liệu từ các quốc gia này tiềm ẩn những rủi ro về mặt pháp lý.
Như vậy, ngay cả khi Việt Nam đã là "trung tâm chế biến xuất khẩu của thế giới", vẫn phải nhập khẩu nguyên liệu để duy trì động lực và mở rộng sản xuất phục vụ xuất khẩu. Tuy nhiên, câu hỏi quan trọng được đăt ra, mở rộng nhập khẩu nguyên liệu có vai trò cụ thể như thế nào đối
End of content
Không có tin nào tiếp theo