Khám phá

Yêu cầu về quản lý tài nguyên số đã rất cấp thiết

Quản lý tài nguyên tần số đang cấp thiết tại Việt Nam. Xu thế quản lý tần số sẽ tiếp tục chuyển dịch từ quản lý chủ yếu bằng các quy định kỹ thuật sang quản lý bằng chính sách trên cơ sở phân bổ tài nguyên tần số.

Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, sự đóng góp của dịch vụ dữ liệu băng rộng đối với sự tăng trưởng kinh tế là rất lớn. Nếu phát triển thêm 10% dân số truy cập băng rộng sẽ tương đương với mức tăng trưởng GDP bình quân là 1,21% ở các nước phát triển và 1,38% ở các nước đang phát triển.



Tại hội thảo “Vô tuyến băng rộng và quản lý tần số đối với vô tuyến băng rộng", do Cục Tần số vô tuyến điện - Bộ Thông tin và Truyền thông vừa tổ chức, Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Trần Đức Lai cho biết, tại Việt Nam, doanh thu từ các dịch vụ băng rộng đã chiếm tỷ lệ khá cao, đòi hỏi các nhà quản lý cần tăng cường hơn nữa để đưa ra những giải pháp thích hợp với thực tiễn.


Vì vậy, Cục Tần số vô tuyến điện đang khẩn trương nghiên cứu vấn đề số hóa truyền hình và quy hoạch lại băng tần nhằm đảm bảo phát triển hạ tầng đồng bộ, hiện đại và băng rộng.

 

Ông Lai khẳng định, vấn đề quản lý tài nguyên tần số đang cấp thiết, nhằm tạo ra môi trường đáp ứng các nhu cầu đa dạng trong xu thế phát triển của các công nghệ vô tuyến mới và sự cạnh tranh trong thị trường viễn thông.

 

Do đó, trong thời gian tới, xu thế quản lý tần số sẽ tiếp tục chuyển dịch từ quản lý chủ yếu bằng các quy định kỹ thuật sang quản lý bằng chính sách trên cơ sở kinh tế trong việc phân bổ tài nguyên tần số.



Trước đó, Bộ đã xây dựng và trình Thủ tướng ban hành Quyết định về quy định về đấu giá, chuyển nhượng quyền sử dụng tần số vô tuyến điện. Bộ cũng đã xây dựng Thông tư quy định về thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện nhằm tạo ra môi trường bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia thị trường cung ứng dịch vụ.

 

Theo đó, việc phát triển thông tin vô tuyến nói chung và vô tuyến băng rộng nói riêng sẽ gắn liền với quy hoạch băng tần, nghiên cứu công nghệ; định hướng cho các doanh nghiệp tiếp cận phổ tần số vô tuyến điện và công nghệ mới.



“Tần số thấp đồng nghĩa với việc cần xây dựng ít trạm BTS hơn nhưng diện phủ sóng vẫn rộng, vì vậy công nghệ này phù hợp với các khu vực nông thôn, vùng sâu, hẻo lánh. Ngược lại, tần số cao đáp ứng được yêu cầu về dung lượng cao nên phù hợp với khu vực thành thị.

 

Việc quy hoạch và triển khai hai công nghệ này một cách cân đối, hợp lý là rất quan trọng. Bởi các nhà mạng có thể triển khai mạng lưới của mình vẫn rộng khắp mà vẫn tiết kiệm. Số tiền tiết kiệm được, các nhà cung cấp có thể dành cho trợ giá thiết bị đầu cuối nhiều hơn. Đó là tính kinh tế của quy mô phủ sóng” - bà Perara chuyên gia trong lĩnh này phân tích

 

Dẫn chứng từ thực tế nước Mỹ, bà Perara cho biết, việc áp dụng chính sách “cân đối tần số di động” đã giúp GDP nước này tăng thêm 1 tỷ USD. Trường hợp áp dụng chính sách chậm trễ trong cân đối tần số sẽ ảnh hưởng tới cả GDP cũng như thị trường việc làm.

 

 

Theo DT

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo