“Hâm nóng” việc học sau Tết
“Thả phanh” hoàn toàn
Trong những ngày Tết, học sinh thường không phải lo làm bài tập, không lo bị cô giáo kiểm tra bài hoặc quở trách và cũng không bị bố mẹ ép học bài vào mỗi buổi tối... Tất cả những nỗi lo học hành của trẻ tạm “gác” lại để nhường chỗ cho vui chơi, ăn uống, ngủ nghỉ, đi lại “thả phanh”. Chính vì vậy, nói đến Tết thì chẳng HS nào không thích và mong đến tới Tết. Tuy nhiên, có một lịch sinh hoạt trong những ngày Tết càng được “thả phanh” và thay đổi bao nhiêu thì sau Tết càng khó khăn hơn trong việc thiết lập lại thói quen nề nếp học tập, sinh hoạt của trẻ bấy nhiêu.
Chị Thanh – một nhân viên văn phòng tại Hà Nội kể: Bé Thuý con gái chị quen chơi khuya và ngủ thả phanh tới 8-9h sáng suốt đợt nghỉ Tết dài thế nên vào ngày trở lại trường học bé nhất định không chịu dậy tới trường dù chị vừa dỗ dành lẫn “nạt nộ”. Cuối cùng, sợ muộn làm chị đành “bất lực” để con ở lại nhà với ông bà nội.
Tình trạng đó không chỉ diễn ra với nhà chị Thanh mà đến công sở nào trong những ngày đầu năm thì tình trạng chị em đã than thở về nền nếp sinh hoạt đảo lộn là phổ biến. Có chị lo lắng con khó trở lại nếp sinh hoạt cũ nên khi bắt đầu phải đi học đã bắt con đi ngủ sơm hơn, nhưng cũng nhiều ông bố lại bênh con, để con chơi “nốt”. Và kết quả nhiều bé sáng dậy trong tình trạng hoặc cuộn chặt chăn rên rỉ, mè nheo, không chịu ăn uống... chỉ thích đi chơi.
Đối với những HS ở cấp học lớn hơn, sau một thời gian dài đi ngủ lúc 12-1h đêm và ngủ nguyên đến trưa 10-11h mới dậy, đồng hồ sinh học gần như bị thay đổi hoàn toàn. Thế nên không ngạc nhiên khi đến ngày đi học, các bạn khó khăn trong việc dậy sớm và trễ học là chuyện đương nhiên. Không những thế còn đến lớp với tâm trạng lơ mơ, vật vã làm cho đầu óc không tỉnh táo, rất khó tiếp thu bài vở. Cộng thêm dư vị của không khí Tết còn bao trùm khắp lớp nên lớp học càng trở nên nhộn nhịp với đủ lại hoạt động vui chơi càng khiến các em mất tập trung, chán học. Nhiều HS sẵn tiền mừng tuổi, nên cũng sẵn sàng trốn vài tiết học để trốn vào hàng nét chơi điện tử, chat chit...
“Hâm nóng” học tập cách nào?
Rõ ràng sau một kỳ nghỉ dài đầy vui vẻ và hấp dẫn như kỳ nghỉ Tết thì trẻ có thể sẽ khó khăn và không hứng thú với việc trở lại với học tập, trường học. Chính vì vậy để tránh tình trạng trên, gia đình cha mẹ cần lên một kế hoạch nghỉ Tết hợp lý cho trẻ.
Kinh nghiệm nhiều bậc phụ huynh cho thấy, sau kỳ nghỉ bố mẹ sẽ rất vất vả để đưa trẻ vào “guồng” học tập nếu trẻ thiếu tính tự giác. Do đó, bố mẹ nên luôn nhắc nhở trẻ việc học tập. Không nên để trẻ ăn chơi, ngủ nghỉ, học tập thoải mái hoàn toàn trong cả kỳ nghỉ Tết.
Cha mẹ có thể giúp con bằng cách sử dụng các loại lịch gắn tường hoặc bảng kế hoạch cá nhân để trẻ tự đánh dấu các bài tập đến hạn phải nộp, khi nào có bài kiểm tra, hoạt động ngoại khoá. Việc học trong ngày Tết không nhất thiết phải ép trẻ mở sách vở, ngồi tính toán hoặc đánh vật với bài tập làm văn mà có thể học theo hình thức đố vui vẻ. Ví như, trong khi đi đường, hoặc nấu nướng tại nhà bố mẹ có thể cùng con học, và ôn tập kiến thức theo hình thức học mà vui như làm nhẩm phép tính đối với môn Toán, gợi ý cách làm bài tập làm văn hay và đủ ý, điền từ còn thiếu vào câu văn...
Đặc biệt nên nhắc nhở trẻ biết ngày nào phải quay lại trường học tập, ôn tập nhẹ nhàng bài vở để tránh việc quên kiến thức. Tránh tình trạng ngày mai đi học thì tối muộn mới giục con học, nhồi nhét kiến thức sẽ không đạt kết quả gì. Buổi tối cuối cùng của kỳ nghỉ, các bậc phụ huynh có thể đề nghị bé soát thời khóa biểu và kiểm tra xem con đã chuẩn bị tốt tất cả các môn học ngày mai chưa. Nếu bé có điều gì chưa rõ, bạn nên giúp trẻ.
Làm mới góc học tập của trẻ với việc lau chùi cẩn thận bàn ghế, kê ngay ngắn gọn gàng, sắp xếp giá sách khoa học... cũng sẽ tạo không khí mới mẻ, sinh động, kích thích trẻ muốn ngồi vào bàn học và “chăm” ngồi vào bàn học hơn. Rất đơn giản mà hiệu quả, đó là cha mẹ có thể đặt một khung ảnh đẹp trên bàn, một chiếc đồng hồ đẹp mắt, một chiếc đèn bàn được trang trí sinh động hoặc một hộp bút lạ, đáng yêu.
Việc đảm bảo sức khỏe cho trẻ cũng vô cùng quan trọng. Được nghỉ, trẻ được ở nhà, ăn ngủ tự do và được cha mẹ dẫn đi chơi thoải mái khắp nơi, nhiều trẻ mang tâm trạng uể oải, không thích đến trường hoặc học tập với thái độ chểnh mảng. Khi còn mệt mỏi, hứng thú ôn bài và khả năng tiếp thu bài của trẻ sẽ giảm. Trẻ khó có thể nhồi nhét vào đầu kiến thức mới khi dư âm về chuyến du lịch vẫn còn in dấu trong đầu, hoặc mệt mỏi khi vừa có một hành trình du lịch dài ngày trở về nhà. Vì vậy, trong Tết, cha mẹ cần lên kế hoạch những chuyến đi chơi xa hợp lý sao cho trẻ không bị mệt. Tránh tình trạng trở về nhà hôm trước thì hôm sau đã phải cắp sách đến trường. Bên cạnh đó, không cho bé thức khuya, nhớ cho trẻ ngủ đủ giấc để đảm bảo sức khỏe cho ngày mới đi học.
Các nhà tâm lý GD cũng khuyên rằng cần gợi cho trẻ niềm vui khi trở lại trường, được gặp lại các bạn, thầy cô giáo ở lớp học thân yêu. Đối với trẻ, năm mới sẽ có nhiều điều mới để khoe và năm mới càng phải cố gắng học tập để đạt được nhiều kết quả mới, điểm cao mới. Đặc biệt, cha mẹ hãy biết tạo hứng thú niềm vui học tập trở lại bằng cách bắt đầu từ môn học trẻ thích nhất hoặc học khá nhất sau đó mới đến các môn học, lĩnh vực khác. Vì như vậy, trẻ sẽ thấy hào hứng, hiệu quả. Nên cho con làm những bài tập dễ đến khó, để trẻ không nản chí khi gặp bài khó.
Cha mẹ cũng cần lưu ý, hiệu quả từ việc học nhóm cũng khá tốt. Bởi khi học nhóm trẻ sẽ thực hiện tốt việc làm bài tập ở nhà. Tuy nhiên chỉ có thể tiến hành đối với những trẻ cùng học một lớp để có cùng bài tập, cùng bài kiểm tra và có những ngày học hợp lý, cùng có những khó khăn như thế trẻ sẽ có hứng thú học hơn. Học nhóm không phải để giải quyết mọi bài tập khó, nhưng việc học nhóm giúp HS vận dụng mọi thứ hiệu quả hơn.
La mắng, đánh đòn khi trẻ có biểu hiện thụ động đến lớp là thái độ tiêu cực ở người lớn. Vì vậy, nếu trẻ có lơ là trong những ngày đầu trở lại lớp, đừng dùng roi vọt để răn dạy trẻ. Thay vào đó, cần giúp trẻ tìm thấy niềm vui học tập bằng cách hỏi con về cuộc trò chuyện giữa chúng với bạn bè trong ngày đến lớp đầu tiên sau Tết. Đặc biệt, không nên bắt con học với cường độ quá cao, hoặc dồn ép chúng vào các lớp học thêm ngay tuần đầu tiên sau Tết. Cần dành chút thời gian ngồi bên bàn học cùng con để giải thích ngay những kiến thức mà chúng chưa kịp tiếp thu tại lớp. Nếu bé chưa thực sự hào hứng lắm, sao bố mẹ không bắt đầu với con bằng một cuốn truyện tranh, trái bóng, trò chơi nào đó. Sau giờ học, trẻ cần được giải trí, thư giãn bằng một trò chơi nhẹ nhàng giúp vận động tay chân.
Thanh Hương ( Theo gdtd.vn )
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng
Cô gái 20 tuổi gốc Ấn Độ lấy cùng lúc 5 anh em: Gia đình một vợ và 5 chồng, 6 người hiện nay ra sao?
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
Loài vật vừa mới được phát hiện ở Việt Nam, chưa từng xuất hiện trên thế giới
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội