Hàn Quốc phát triển thành công "não ba chiều" từ tế bào gốc
Giáo sư Je Hyun-soo thuộc Đại học y quốc gia Duke-Singapore (Duke-NUS Graduate Medical School Singapore) kết hợp với nhóm nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu gien di truyền Singpore đã thành công trong việc tạo ra "não giữa mini" ba chiều từ tế bào gốc (organoid).
Organoid là mô hình não thu nhỏ được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, từng được dùng để tạo nên vỏ não vào năm 2013, nhưng đây là lần đầu tiên được áp dụng trong phát triển não giữa.
Não giữa ba chiều được kỳ vọng sẽ tạo ra một bước nhảy vọt mới trong lĩnh vực y học, vượt qua những hạn chế trong thí nghiệm trên động vật của các nghiên cứu trước đó trong điều trị bệnh Parkinson.
Hiện nhóm nghiên cứu đang tiến hành các bước nghiên cứu tiếp theo, sử dụng dao cắt phân tử (CRISPR) để tạo ra các kết cấu của não giữa bằng loại tế bào gốc được dùng để biến đổi gien di truyền bệnh Parkinson. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng đang phát triển công nghệ mới để có thể sản xuất số lượng lớn não giữa mini này.
Giáo sư Je Hyun-soo cho biết nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục quan sát sự phát triển của não thông qua mô hình não ba chiều này, từ đó xác định được nguyên nhân và nguyên lý chữa trị đối với bệnh Parkinson.
Kết quả nghiên cứu trên có sự đóng góp lớn của các nhà khoa học Hàn Quốc như giáo sư Ko Han-seok trường Đại học Johns Hopkins, giáo sư Shin Joo-heon của bệnh viện Johns Hopkins, giáo sư Cho Nam-joon trường Đại học công nghệ Nanyang.
Kết quả nghiên cứu về não giữa ba chiều đã được đăng tải trên tạp chí “Cell Stem Cell”, một tạp chí uy tín hàng đầu thế giới về tế bào gốc vào hôm 28/7.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý