10 hiểm họa đe dọa trái đất
1. Lỗ đen vũ trụ
Sự tồn tại của lỗ đen từng được Einstein mô tả trong thuyết tương đối. Nó có thể được hình thành từ những ngôi sao đã chết, khiến không gian và thời gian xung quanh bị bẻ cong. Lỗ đen là “con quái vật tham lam”, không thứ gì thoát khỏi lực hút của nó, kể cả ánh sáng.
Giả sử có một lỗ đen tiến gần về phía trái đất, nó sẽ có sức tàn phá ghê gớm, nếu bị hút vào lỗ đen thì trái đất khó có thể tồn tại. Ngoài cách nuốt chửng, lực hút lỗ đen còn rất nhiều cách để hủy diệt sự sống trên trái đất. Lực hút của lỗ đen chỉ cần làm trái đất lệch khỏi quỹ đạo, hành tinh của chúng ta sẽ bị mặt trời thiêu đốt hoặc bước vào thời kỳ băng hà vĩnh viễn.
Có rất nhiều lỗ đen trong vũ trụ, hàng trăm trong số đó được cho là đang di chuyển một cách vô hình xung quanh thiên hà chúng ta. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng lỗ đen gần nhất cách chúng ta hàng nghìn năm ánh sáng. Nhiều người cho rằng máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới LHC (Large Hadron Collider) dùng để tái lập thời khắc sau vụ nổ Big Bang sẽ tạo ra lỗ đen nuốt chửng trái đất, các nhà khoa học cho rằng điều này khó có thể xảy ra nhưng họ cho biết vẫn phải kiểm tra lại cho chắc chắn.
2. Thiên thạch và sao chổi
Tác động nghiêm trọng từ một sao chổi hoặc tiểu hành tinh được cho là thủ phạm đằng sau sự tuyệt chủng của loài khủng long. Ngay cả một tác động vũ trụ tương đối nhỏ cũng tạo ra sức tàn phá đáng kể. Ví dụ như vụ nổ Tunguska san bằng khu vực rừng Siberia nước Nga, ngang bằng kích thước của Tokyo, thế kỷ trước, có thể do một tiểu hành tinh đường kính 20 m gây ra. Tuy nhiên, hệ thống cảnh báo sớm chống lại tác động của vũ trụ sẽ được con người chế tạo trong tương lai.
3. Vụ nổ tia gama
Vụ nổ tia gama là vụ nổ mạnh mẽ nhất được biết đến trong vũ trụ. Nó có khả năng giải phóng rất nhiều năng lượng tương đương với lượng năng lượng mặt trời tạo ra suốt quãng đời 10 tỷ năm của mình trong khoảng thời gian một mili giây đến một phút hoặc hơn.
Một ngôi sao trong không gian có tên là WR 104, cách chúng ta 8.000 năm ánh sáng, có thể tạo ra một vụ nổ tia gama, bắn tia gamma về phía trái đất gây nguy cơ tuyệt chủng hàng loạt.
4. Mặt trời
Mặt trời đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự sống trên trái đất, tuy nhiên hoạt động của nó có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng đến những công nghệ cao mà con người đang phụ thuộc vào. Phun trào năng lượng mặt trời trong thời kỳ hiện đại làm gián đoạn thông tin liên lạc vô tuyến điện và lưới điện.
Một cơn bão vào năm 1859 từng làm hỏng nhiều dây điện báo, gây cháy ở Bắc Mỹ và châu Âu, gây ra cực quang trên trái đất. Nếu một cơn bão từ cực mạnh trong tương lai xảy ra, nó sẽ gây ra tác động tàn phá lớn.
Một báo cáo gần đây của Viện Hàn lâm Quốc gia Mỹ cho biết thiệt hại của nó ban đầu lên tới 2.000 tỷ USD bằng cách làm tê liệt hệ thống thông tin liên lạc trên trái đất và tạo ra sự hỗn loạn trên toàn thế giới.
5. Siêu núi lửa
Một số núi lửa trên thế giới có khả năng phun trào khổng lồ, không giống như bất cứ vụ việc nào trong lịch sử, mạnh hơn nhiều lần so với những núi lửa hoạt động như St Helens, Krakatoa trong hàng chục thiên niên kỷ gần đây.
Siêu núi lửa sẽ phá vỡ khí hậu toàn cầu và thách thức sự sống trên toàn thế giới. Không giống như các mối đe dọa khác, chẳng hạn như tác động của thiên thạch hay tấn công hạt nhân, không có một chiến lược nào được biết đến trong việc ngăn chặn một siêu núi lửa phun trào.
6. Chiến tranh hạt nhân
Sự gia tăng vũ khí hạt nhân trong nhiều thập kỷ qua khiến nhiều người lo lắng về một cuộc chiến tranh hủy diệt trái đất. Trong khi các nhà lãnh đạo của các quốc gia có vũ khí hạt nhân đang hợp tác để giảm thiểu kho vũ khí của họ thì chủ nghĩa khủng bố hạt nhân vẫn còn là một mối quan tâm cấp bách. Một cuộc xung đột hạt nhân sẽ làm thay đổi khí hậu và ảnh hưởng đến toàn bộ thế giới.
7. Bệnh truyền nhiễm
Nhiều bệnh truyền nhiễm đã tấn công con người trong suốt chiều dài lịch sử. Cái chết đen (do bệnh dịch hạch gây nên) giết chết gần một nửa số người nhiễm bệnh. Bệnh sốt rét, AIDS và các bệnh khác đang tiếp tục tàn phá thế giới hiện nay. Một số bệnh từ các loài động vật đã chuyển sang lây lan cho con người như SARS, cúm gia cầm, bệnh virus Ebola.
Mối đe dọa lớn hơn có thể đánh bại những nỗ lực tốt nhất của con người để ngăn chặn chúng, nhiều người cho rằng việc lạm dụng quá mức thuốc kháng sinh làm gia tăng những siêu khuẩn này.
8. Thây ma
Một số loại ký sinh trùng kiểm soát có hiệu quả não bộ của kiến khiến chúng chuyển thành thây ma. Tuy nhiên, cho đến nay chưa phát hiện được mầm bệnh nào khiến con người biến thành những xác chết di động. Các nhà khoa học đang sử dụng kịch bản của thây ma để tiến hành nghiên cứu cách thức lây lan dịch bệnh ở hiện tại cũng như trong tương lai.
9. Người máy
Máy tính làm robot ngày càng trở nên thông minh hơn trong tương lai khiến con người lo sợ một ngày nào đó chúng sẽ chinh phục trái đất. Một số loại robot sát thủ thông minh như con người được lập trình, trang bị vũ khí hủy diệt hàng loạt, nếu chúng xuất hiện khắp mọi nơi thì loài người phải đối mặt với nhiều nguy hiểm gần kề.
10. Người ngoài hành tinh
Người ngoài hành tinh bắt cóc, thí nghiệm và giết người hàng loạt thường xuất hiện trong các cuốn tiểu thuyết. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có cuộc gặp gỡ với những sinh vật ngoài trái đất nào diễn ra, nên con người vẫn đang đơn độc trong vũ trụ.
Nếu người ngoài hành tinh xuất hiện và di chuyển qua các vì sao để tấn công trái đất, con người tự hỏi rằng liệu họ có hạ cánh xuống mặt đất để bị con người bắn như phim thường miêu tả. Sẽ hợp lý hơn nếu cho rằng họ bắn phá các mục tiêu chiến lược của con người và trung tâm dân số từ không gian, sau đó cho robot xuống thu dọn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách
CLIP: Sóc nhỏ "chơi khăm" linh miêu và cái kết đầy bi thảm