Thời gian qua, quân đội Nga đã tiến đánh thành phố chiến lược Mariupol (Ukraine) một cách khó nhọc. Mãi đến gần đây, họ mới chiếm được cơ bản thành phố này, ngoại trừ khu vực nhà máy luyện kim Azovstal.
Việc cấm vận khí đốt Nga sẽ làm tổn hại đến một số nước thành viên trong Liên minh châu Âu (EU) thậm chí còn tồi tệ hơn làm tổn hại đến Moscow, Thủ tướng Áo Karl Nehammer nhận định trong cuộc trả lời phỏng vấn sau cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Lần đầu tiên kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine, Mỹ bắt đầu cung cấp cho Ukraine các loại vũ khí hạng nặng hơn, mặc dù vài tuần trước, chính quyền Tổng thống Biden vẫn coi đây là động thái có nhiều rủi ro leo thang căng thẳng với Moscow.
Chiến đấu cơ F-15 và F-16 được cho là 2 trong số những chiến đấu cơ tốt nhất trên thế giới, nhưng điều gì đã khiến NATO vẫn chưa chấp nhận đề nghị cung cấp các loại vũ khí này cho Ukraine.
Cũng theo vị tướng Mỹ, Ukraine cần được cung cấp vũ khí đánh chặn tên lửa tầm xa, pháo tầm xa, tàu và máy bay có khả năng triển khai tên lửa hành trình.
"Người Nga sẽ cố gắng chiếm Kiev một lần nữa. Có thể họ đang thu hút chú ý ở Donbass để xem Ukraine có điều động lực lượng xuống đó hay không", cựu quan chức Mỹ nhận định với FP.
Mới đây Tổng thống Mỹ đã có phát ngôn gây ngỡ ngàng cho nhiều người khi đề cập ông Putin không thể tiếp tục cầm quyền ở Nga. Nhiều quan chức phương Tây tỏ thái độ không đồng tình với phát ngôn này, còn giới quan sát đã phân tích bản chất và nguy cơ của phát ngôn đó.
Người đứng đầu nước Cộng hoà Nhân dân Lugansk tự xưng ở miền Đông Ukraine khẳng định có thể tổ chức trưng dân dân ý về việc sáp nhập Nga trong tương lai gần.
Một quan chức hàng đầu của Mỹ cho biết hôm thứ Sáu (25/3), Triều Tiên có thể có "nhiều hàng hơn trong kho" sau khi bắn thử thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) lớn nhất từ trước đến nay của mình.
Trong lúc quân đội Nga đang bế tắc ở Ukraine, có thông tin cho rằng Belarus đang chuẩn bị đưa quân tham gia chiến dịch, giúp xuyên phá tuyến phòng thủ Kiev và mở ra mặt trận mới.
Một cuộc đàm phán toàn diện và một thỏa thuận an ninh toàn diện đang được Nga và Ukraine hướng tới. Tuy nhiên, tiến trình đối thoại sẽ phải mất ít nhất “vài tuần”nữa trong khi các hành lang nhân đạo liên tục được thiết lập giữa bối cảnh chiến sự leo thang.
Hiện các nhà ngoại giao Nga và Ukraine đang nỗ lực tìm kiếm một thỏa thuận hòa bình với hy vọng nhanh chóng chấm dứt cuộc xung đột khiến nhiều người dân Ukraine và binh sỹ của cả 2 phía thiệt mạng.