Nóng: Mỹ cung cấp vũ khí hạng nặng hơn cho Ukraine khi chiến sự bước sang giai đoạn mới
Lần đầu tiên kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine, Mỹ bắt đầu cung cấp cho Ukraine các loại vũ khí hạng nặng hơn, mặc dù vài tuần trước, chính quyền Tổng thống Biden vẫn coi đây là động thái có nhiều rủi ro leo thang căng thẳng với Moscow.
Tổng thống Putin: “Mỹ sẵn sàng chống Nga đến người Ukraine cuối cùng” / Châu Âu sẽ chứng kiến trận chiến xe tăng lớn nhất từ Thế chiến II giữa Nga và Ukraine
Danh sách vũ khí trong gói viện trợ quân sự 800 triệu USD mới của Mỹ không chỉ dựa vào các đề nghị trực tiếp từ Ukraine, mà còn nằm trong sự chuẩn bị cho kiểu giao tranh trên các địa hình rộng ở Đông Nam Ukraine, nằm sát Nga.
Gói viện trợ mới cũng là dấu hiệu cho thấy chiến sự ở Ukraine đang thay đổi và cùng với đó, các loại vũ khí Ukraine cần đến cũng không còn giống như trước đây.
Chính quyền Tổng thống Biden công bố gói viện trợ mới bao gồm 11 trực thăng Mi-17 mà ban đầu Mỹ dự định chuyển cho Afghanistan, 18 lựu pháo 155mm, thêm 300 UAV Switchblade, cùng các hệ thống radar có khả năng theo dõi hỏa lực đang bay tới và xác định vị trí xuất phát của chúng.
Gói viện trợ lần này đáng chú ý hơn so với những lần trước do có thêm các loại vũ khí tinh vi hơn và hạng nặng hơn. Một quan chức Mỹ nói với CNN rằng, do Nga đã thay đổi chiến lược và tập trung lực lượng ở miền Đông Ukraine nên Mỹ cũng thay đổi chiến lược trong việc hỗ trợ Ukraine.
“Những gì họ [Ukraine] cần bây giờ đã khác trước”, quan chức Mỹ nói.
Gói viện trợ mới được công bố vài ngày sau khi Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan và Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mark Milley có các cuộc điện đàm kéo dài hơn 2 giờ với những người đồng cấp Ukraine để xem xét các đề nghị của Kiev.
Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin cũng trao đổi với người đồng cấp Ukraine Oleksii Reznikov 2 lần trong tuần trước. Ông Reznikov đã cập nhật tình hình trên thực địa cho phía Mỹ để Washington xác định những loại vũ khí nào Kiev đang cần nhất.
Tổng thống Biden công bố thông tin về gói viện trợ mới trong cuộc điện đàm kéo dài 58 phút với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 13/4. Ông Zelensky đã trực tiếp đề nghị Tổng thống Biden cung cấp trực thăng Mi-17. Theo một nguồn tin, trực thăng này ban đầu không nằm trong gói hỗ trợ cho đến đêm 12/4 do giới chức Mỹ vẫn chưa rõ Ukraine có muốn hoặc cần loại trực thăng này ở thời điểm hiện nay hay không. Trong cuộc điện đàm với lãnh đạo Mỹ, Tổng thống Zelensky đã khẳng định Ukraine cần trực thăng Mi-17.
Chiến sự ở Ukraine đã chuyển sang giai đoạn mới
Các loại vũ khí cung cấp cho Ukraine tập trung vào kiểu giao tranh có thể diễn ra ở khu vực Donbass với địa hình mở, chứ không còn là kiểu giao tranh ở đô thị và rừng rậm như đã diễn ra ở xung quanh Kiev và các thành phố khác của Ukraine.
Khu vực Donbass cũng giáp biên giới Tây Nam của Nga, cho phép lực lượng Nga tránh được các vấn đề về hậu cần và thông tin liên lạc.
Thư ký báo chí Lầu Năm Góc John Kirby ngày 13/4 cho biết gói viện trợ mới phù hợp với tình huống giao tranh ở Donbass.
“Khu vực đó bằng phẳng hơn và thoáng hơn. Đó là nơi chúng tôi đánh giá Nga sẽ muốn sử dụng xe tăng và hỏa lực tầm xa, pháo, rocket để đạt được một số mục tiêu trước khi triển khai bộ binh”, ông Kirby nói.
Gói vũ khí mới cũng là nỗ lực nhằm “tạo mọi lợi thế có thể cho Ukraine trong cuộc giao tranh sắp tới”.
Chính quyền Tổng thống Biden đã đối mặt với sức ép lưỡng đảng phải làm nhiều hơn để giúp Ukraine, đặc biệt là những lời kêu gọi gửi cho Kiev các loại vũ khí uy lực hơn. Tuy nhiên, chính quyền ông Biden cho rằng, Điện Kremlin có thể coi đó là hành động làm leo thang căng thẳng hoặc dấu hiệu cho thấy Mỹ đang tham gia cuộc chiến.
Có thể thấy rõ vấn đề này qua vụ việc MiG-29. Mỹ đã từ chối tham gia vào việc chuyển giao máy bay thời Liên Xô từ một nước thứ 3 cho Ukraine. Mối lo ngại chủ yếu là vì đề xuất điều các máy bay này tới Ukraine từ một căn cứ không quân của NATO.
Các nước bắt đầu cân nhắc cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine
Suốt nhiều tuần, Tổng thống Zelensly đã kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới cung cấp thêm vũ khí và thiết bị cho Ukraine. Trong tháng 3, ông đã phát biểu (trực tuyến) trước quốc hội 17 nước và 3 tổ chức quốc tế với thông điệp trọng tâm: Ukraine cần thêm vũ khí.
Tuy nhiên, lời kêu gọi cung cấp vũ khí hạng nặng vẫn chưa được hồi đáp. Các nước chủ yếu gửi cho Ukraine các loại đạn dược nhỏ, tên lửa chống tăng, tên lửa phòng không cũng như các thiết bị bảo vệ và y tế.
Trong bối cảnh lực lượng Nga hiện đang tập trung vào khu vực Donbass, quan điểm về việc cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine đã có sự thay đổi.
Slovakia đã cung cấp cho Ukraine tên lửa phòng không S-300. Séc gửi xe tăng T-72. Vương quốc Anh cũng thông báo sẽ chuyển 120 xe bọc thép cho Ukraine.
Cùng ngày Nhà Trắng thông báo gói viện trợ quân sự 800 triệu USD cho Ukraine, Liên minh châu Âu cũng cho biết sẽ cung cấp thêm khoản viện trợ 544 triệu USD cho Kiev.
Liên minh cầm quyền tại Đức, gồm đảng Dân chủ Xã hội, đảng Xanh và đảng Dân chủ Tự do đã đồng ý cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine.
“Đức sẽ nhanh chóng cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine. Đảng Dân chủ Tự do (FDP) của chúng tôi đã thuyết phục được các đối tác trong liên minh”, chuyên gia quốc phòng của đảng Dân chủ Tự do, ông Marcus Faber, cho biết trên Twitter ngày 13/4.
Gói viện trợ mới cũng là dấu hiệu cho thấy chiến sự ở Ukraine đang thay đổi và cùng với đó, các loại vũ khí Ukraine cần đến cũng không còn giống như trước đây.
Trực thăng Mi-17 của Ba Lan trong một cuộc tập trận quân sự năm 2017. Ảnh: Reuters
Chính quyền Tổng thống Biden công bố gói viện trợ mới bao gồm 11 trực thăng Mi-17 mà ban đầu Mỹ dự định chuyển cho Afghanistan, 18 lựu pháo 155mm, thêm 300 UAV Switchblade, cùng các hệ thống radar có khả năng theo dõi hỏa lực đang bay tới và xác định vị trí xuất phát của chúng.
Gói viện trợ lần này đáng chú ý hơn so với những lần trước do có thêm các loại vũ khí tinh vi hơn và hạng nặng hơn. Một quan chức Mỹ nói với CNN rằng, do Nga đã thay đổi chiến lược và tập trung lực lượng ở miền Đông Ukraine nên Mỹ cũng thay đổi chiến lược trong việc hỗ trợ Ukraine.
“Những gì họ [Ukraine] cần bây giờ đã khác trước”, quan chức Mỹ nói.
Gói viện trợ mới được công bố vài ngày sau khi Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan và Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mark Milley có các cuộc điện đàm kéo dài hơn 2 giờ với những người đồng cấp Ukraine để xem xét các đề nghị của Kiev.
Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin cũng trao đổi với người đồng cấp Ukraine Oleksii Reznikov 2 lần trong tuần trước. Ông Reznikov đã cập nhật tình hình trên thực địa cho phía Mỹ để Washington xác định những loại vũ khí nào Kiev đang cần nhất.
Tổng thống Biden công bố thông tin về gói viện trợ mới trong cuộc điện đàm kéo dài 58 phút với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 13/4. Ông Zelensky đã trực tiếp đề nghị Tổng thống Biden cung cấp trực thăng Mi-17. Theo một nguồn tin, trực thăng này ban đầu không nằm trong gói hỗ trợ cho đến đêm 12/4 do giới chức Mỹ vẫn chưa rõ Ukraine có muốn hoặc cần loại trực thăng này ở thời điểm hiện nay hay không. Trong cuộc điện đàm với lãnh đạo Mỹ, Tổng thống Zelensky đã khẳng định Ukraine cần trực thăng Mi-17.
Chiến sự ở Ukraine đã chuyển sang giai đoạn mới
Các loại vũ khí cung cấp cho Ukraine tập trung vào kiểu giao tranh có thể diễn ra ở khu vực Donbass với địa hình mở, chứ không còn là kiểu giao tranh ở đô thị và rừng rậm như đã diễn ra ở xung quanh Kiev và các thành phố khác của Ukraine.
Khu vực Donbass cũng giáp biên giới Tây Nam của Nga, cho phép lực lượng Nga tránh được các vấn đề về hậu cần và thông tin liên lạc.
Thư ký báo chí Lầu Năm Góc John Kirby ngày 13/4 cho biết gói viện trợ mới phù hợp với tình huống giao tranh ở Donbass.
“Khu vực đó bằng phẳng hơn và thoáng hơn. Đó là nơi chúng tôi đánh giá Nga sẽ muốn sử dụng xe tăng và hỏa lực tầm xa, pháo, rocket để đạt được một số mục tiêu trước khi triển khai bộ binh”, ông Kirby nói.
Gói vũ khí mới cũng là nỗ lực nhằm “tạo mọi lợi thế có thể cho Ukraine trong cuộc giao tranh sắp tới”.
Chính quyền Tổng thống Biden đã đối mặt với sức ép lưỡng đảng phải làm nhiều hơn để giúp Ukraine, đặc biệt là những lời kêu gọi gửi cho Kiev các loại vũ khí uy lực hơn. Tuy nhiên, chính quyền ông Biden cho rằng, Điện Kremlin có thể coi đó là hành động làm leo thang căng thẳng hoặc dấu hiệu cho thấy Mỹ đang tham gia cuộc chiến.
Có thể thấy rõ vấn đề này qua vụ việc MiG-29. Mỹ đã từ chối tham gia vào việc chuyển giao máy bay thời Liên Xô từ một nước thứ 3 cho Ukraine. Mối lo ngại chủ yếu là vì đề xuất điều các máy bay này tới Ukraine từ một căn cứ không quân của NATO.
Các nước bắt đầu cân nhắc cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine
Suốt nhiều tuần, Tổng thống Zelensly đã kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới cung cấp thêm vũ khí và thiết bị cho Ukraine. Trong tháng 3, ông đã phát biểu (trực tuyến) trước quốc hội 17 nước và 3 tổ chức quốc tế với thông điệp trọng tâm: Ukraine cần thêm vũ khí.
Tuy nhiên, lời kêu gọi cung cấp vũ khí hạng nặng vẫn chưa được hồi đáp. Các nước chủ yếu gửi cho Ukraine các loại đạn dược nhỏ, tên lửa chống tăng, tên lửa phòng không cũng như các thiết bị bảo vệ và y tế.
Trong bối cảnh lực lượng Nga hiện đang tập trung vào khu vực Donbass, quan điểm về việc cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine đã có sự thay đổi.
Slovakia đã cung cấp cho Ukraine tên lửa phòng không S-300. Séc gửi xe tăng T-72. Vương quốc Anh cũng thông báo sẽ chuyển 120 xe bọc thép cho Ukraine.
Cùng ngày Nhà Trắng thông báo gói viện trợ quân sự 800 triệu USD cho Ukraine, Liên minh châu Âu cũng cho biết sẽ cung cấp thêm khoản viện trợ 544 triệu USD cho Kiev.
Liên minh cầm quyền tại Đức, gồm đảng Dân chủ Xã hội, đảng Xanh và đảng Dân chủ Tự do đã đồng ý cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine.
“Đức sẽ nhanh chóng cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine. Đảng Dân chủ Tự do (FDP) của chúng tôi đã thuyết phục được các đối tác trong liên minh”, chuyên gia quốc phòng của đảng Dân chủ Tự do, ông Marcus Faber, cho biết trên Twitter ngày 13/4.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo