Chỉ còn 2 ngày nữa là đến tết ông Công, ông Táo (23 tháng Chạp), trên khắp các chợ truyền thống, chợ cóc trên địa bàn Hà Nội đã bày bán các mặt hàng phục vụ cho ngày lễ.
Tổ công tác đặc biệt của Bộ NN&PTNT phía nam (Tổ 970) cho biết, việc thí điểm gói 10 kg/túi nông sản giúp người tiêu dùng tại các khu cách ly, khu nhà trọ công nhân tiếp cận được nông sản tươi giá rẻ.
Cú sốc giá lợn hơi "lao dốc" vì cung vượt cầu vào năm 2017 chưa được bao lâu thì ngành chăn nuôi lợn trong nước lại phải đối mặt với dịch tả lợn châu Phi, dịch COVID-19. Có thể nói những khó khăn trên đang "đẩy" người chăn nuôi nhỏ vào tình cảnh thua lỗ kéo dài, khó tái đàn trở lại.
Trước tình trạng người dân đổ ra các siêu thị để mua sắm, tích trữ hàng hoá, Phó Bí thư Thành uỷ TP Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi khẳng định “Thành phố cam kết cung ứng đầy đủ hàng hoá cho người dân, đã chuẩn bị sẵn sàng các phương án”.
Giá phân bón đã tăng rất mạnh trong nhiều tháng qua, nhưng đến nay vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu để bình ổn mặt hàng này. Gần đây, Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương đã có nhiều cuộc họp bàn, tìm giải pháp bình ổn thị trường phân bón.
Theo ước tính từ EVNCPC, có 741.000 khách hàng sử dụng điện thuộc đối tượng được giảm giá điện, giảm tiền điện trong đợt 4 với tổng số tiền là 90 tỷ đồng.
Nhìn từ câu chuyện đầu ra cho nông sản ở các tỉnh phía Nam đang gặp khó giữa đại dịch COVID-19 đợt 4, một lần nữa bài học liên kết để gỡ khó cho người nông dân lại được đặt ra. Nhất là khi dịch bệnh đang cho thấy những bất cập của chuỗi cung ứng nông sản, đòi hỏi cần có tính liên kết chặt chẽ hơn nữa.
Chống dịch "quá tay" khiến mọi chi phí của doanh nghiệp đều đội lên, cộng với việc phải làm xét nghiệm PCR, test nhanh, khó khăn trong lưu thông, vận chuyển hàng hoá... khiến nhiều doanh nghiệp muốn quỵ ngã.
Việc thua lỗ do chi phí đội lên liên tục được nhắc tới nhiều khi nói về thực trạng mà ngành chăn nuôi đang gặp phải. Nông dân, HTX, doanh nghiệp mong muốn được Nhà nước hỗ trợ giảm giá điện, chi phí xét nghiệm và ưu tiên tiêm vắc xin phòng COVID-19, miễn giảm các loại phí và lệ phí.
Ở các vùng nhiều nắng gió trên nước ta có một loại quả mọc dại người dân ít ai ăn nhưng sang nước ngoài lại thành quả quý, được trồng để thu hoạch và bày bán sang chảnh trong siêu thị.
Giá vật tư đầu vào cao ngất ngưởng, dẫn đến giá thành sản xuất tăng cao, trong khi đầu ra nông sản giữa đại dịch COVID-19 đợt 4 vẫn đang cùng cực, giá tụt thê thảm. Tất cả như “mùa vụ đắng” mà các nông hộ phải gánh chịu, và họ trở nên đắn đo như đứng giữa “ngã ba đường” với câu hỏi: Có nên tiếp tục hay dừng lại trong mùa vụ sau.
Những bất cập trong việc kết nối cung cầu nông sản giữa mùa dịch ở các tỉnh phía Nam cho thấy, cần nghiêm túc rút ra những bài học kinh nghiệm để tránh thiệt hại không đáng có cho người tiêu dùng và người trồng trọt, chăn nuôi.
Việc giá gà lông trắng, lông màu giảm mạnh, thậm chí còn rẻ hơn rau xanh có thể khiến lượng gia cầm vào đàn thấp, nguy cơ xảy ra đợt khủng hoảng thiếu gia cầm vào dịp Tết.
Thành phố đang rà soát các điểm đất trống, sân vận động, bến xe đang dừng hoạt động, các chợ đang hoạt động chưa hết công suất…làm nơi trung chuyển hàng hóa, giãn cách cho các chợ đầu mối đang dừng hoạt động.
Bộ Công Thương yêu cầu Hà Nội tăng cường điểm bán hàng lưu động, đồng thời đảm bảo phòng chống dịch bệnh tại các chợ truyền thống, siêu thị theo hướng dẫn của Liên Bộ Y tế - Công Thương.