Hoa Tết 'hồi hộp' đầu ra
Tầm giá 50-60 triệu đồng, chọn xe tay ga nào chơi Tết? / Top 3 xe sedan tầm giá 1 tỷ đồng phù hợp chơi Tết
Qua quan sát một số chợ truyền thống ở TP Hồ Chí Minh vào ngày 17/1, dù là ngày rằm tháng chạp (tức chỉ còn nửa tháng là đến Tết Nguyên đán 2022) nhưng thị trường hoa Tết tỏ ra yên ắng, kém nhộn nhịp so với mọi năm.
Hồi hộp đầu ra giáp Tết
Ở chợ hoa Đầm Sen (quận 11, TP Hồ Chí Minh), do sức tiêu thụ chậm nên lượng hoa từ Đà Lạt (Lâm Đồng) đổ về trong những ngày gần đây không cao. Không chỉ vậy, chợ hoa này còn đang đứng trước nỗi lo dư thừa vào những ngày cận Tết sắp tới nếu như nguồn hoa từ Đà Lạt (dù sản lượng chỉ bằng 70% vụ Tết năm ngoái) đổ ra các tỉnh phía Bắc không “ăn hàng” có thể đổ dồn về thị trường TP Hồ Chí Minh.
Ở làng hoa Sa Đéc (Đồng Tháp) vào thời điểm gần Tết Nguyên đán 2022 những người trồng hoa vẫn đang hồi hộp về đầu ra - điều chưa từng có trong nhiều năm trở lại đây. |
Riêng nguồn cung hoa, cây kiểng của TP Hồ Chí Minh cho thị trường Tết năm nay dù chỉ bằng một nửa so với năm ngoái, thế nhưng những người trồng hoa của thành phố vẫn hồi hộp về đầu ra trong những ngày tới.
Còn ở “thủ phủ” làng hoa Sa Đéc (Đồng Tháp), trước đó được cho là đã thích ứng, dự báo trước tình hình khó khăn đầu ra do ảnh hưởng dịch COVID-19 trong vụ hoa Tết 2022 bằng cách chỉ xuống giống 50ha (giảm 50% diện tích so với năm ngoái). Vậy nhưng thời điểm này các nông dân ở đây vẫn đang cực kỳ hồi hộp ở khâu tiêu thụ - điều chưa từng có trong nhiều năm trở lại đây.
Một số nông dân trồng hoa ở đây bày tỏ sự lo lắng khi mà hiện tại vẫn chưa thấy thương lái kéo về coi hàng, chốt giá và đặt tiền cọc như các năm trước.
Để thích ứng với thị trường hoa Tết, ông Trần Thanh Khang, Giám đốc HTX Hoa kiểng Tân Quý Đông (Tp.Sa Đéc - Đồng Tháp), cho biết các thành viên HTX đã giảm khoảng 30% vụ hoa Tết so với mọi năm. Ngoài ra, HTX cũng định hướng cho các thành viên trồng những loại hoa có giá trị kinh tế cao, ít xảy ra rủi ro.
Trước bối cảnh tình hình tiêu thụ khó khăn, ông Khang cho rằng người trồng hoa sẽ cần nhạy bén hơn. Nhất là với những người trồng hoa lâu năm, có kinh nghiệm thì họ sẽ đánh giá thị trường để tránh mang lại rủi ro cho bản thân họ.
Trong khi đó, tại miền Trung, theo các nhà vườn ở làng hoa Vân Dương (huyện Hoà Vang - Đà Nẵng), vào thời điểm giáp Tết này các công đoạn chuẩn bị đưa hoa ra thị trường đã hoàn tất, thế nhưng thương lái chỉ mới đặt cọc khoảng một nửa số lượng hoa tại vườn.
Không chỉ một số hộ trồng hoa nhỏ lẻ đang ngóng thương lái, thấp thỏm lo âu mà tại các HTX chuyên canh hoa kiểng Tết ở huyện Hoà Vang khá trầm lắng vào lúc này.
Như HTX hoa cây kiểng Hoà Liên có tổng diện tích 2,9ha, vụ Tết này các thành viên trồng hơn 30.000 chậu hoa các loại phục vụ thị trường. Do ảnh hưởng của đại dịch nên hiện tại thương lái ít đi thu mua, đầu ra đang gặp khó khăn.
Phải thích ứng linh hoạt
Theo chia sẻ của ông Trần Đình Lợi, thành viên HTX hoa cây kiểng Hoà Liên, trong khi đầu ra đang giảm đi thì phân bón, thuốc men, công cán chăm sóc hoa lại tăng lên, nhưng giá bán lại không cao lên được.
Tình hình chung cho diện tích trồng hoa cho vụ Tết Nguyên đán 2022 ở nhiều địa phương đã giảm 40 - 50% so với vụ Tết năm ngoái, nhưng người trồng hoa luôn trong tâm trạng hồi hộp lo lắng ngay từ lúc xuống giống cho đến lúc chầu chực chờ thương lái như thời điểm này.
Nông dân trồng hoa Huỳnh Văn Sáu ở xã Thiện Mỹ, huyện Trà Ôn (Trà Vinh) cho biết, trong vụ Tết này thời tiết khó khăn, cây giống phát triển không tốt, rồi giá phân thuốc tăng cao, cộng thêm tình hình dịch bệnh. Còn băn khoăn hiện giờ là không biết đầu ra cho vườn hoa Tết của mình sẽ như thế nào trong những ngày tới.
Theo nhiều hộ trồng hoa Tết, chi phí đầu tư cao hơn từ giá hạt giống, phân bón, thuốc trừ sâu, chậu hoa... đều tăng 20 - 25% trở lên so với năm trước.
Nhìn vào những khó khăn của người trồng hoa, giới chuyên gia cho rằng những thách thức về đầu ra với vụ hoa Tết năm nay tuy đã được lường trước nhưng các rủi ro, thiệt hại vẫn khó tránh khỏi. Nhất là trong bối cảnh thị trường tiêu thụ nội địa còn chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch COVID-19 thì đòi hỏi người trồng hoa cần thích ứng linh hoạt hơn nữa nhằm tự tin vượt khó trong thời gian tới.
Và không chỉ cho riêng vụ Tết, với xu hướng tiêu thụ hoa trên thị trường đang ngày càng thay đổi thì người trồng hoa cũng nên bắt kịp. Đặc biệt, người sản xuất cần kết nối với người mua trước khi triển khai sản xuất để nắm bắt được nhu cầu của người mua về chủng loại, số lượng, thời điểm cung ứng và tiêu chuẩn sản phẩm.
Tức là cần tổ chức sản xuất để bán hàng theo kế hoạch tiêu thụ. Làm được điều này mới giảm được rủi ro cho người sản xuất và hình thành sản xuất theo chuỗi cung ứng hoa bền vững.
Hơn thế nữa, các hộ trồng hoa ở các địa phương trong cả nước cũng cần hình thành và phát triển liên kết với nhau để gia tăng khả năng thương thảo trong việc mua các nguyên liệu đầu vào và bán các sản phẩm đầu ra. Điều này nhằm tránh những thiệt thòi đang hiển hiện như trong vụ hoa Tết năm nay.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá xe Honda Air Blade cuối tháng 1/2025 rẻ như 'bèo', là thời điểm 'vàng' mua xe chơi Tết
Tuyên chiến Honda Vision, Suzuki ra mắt ‘ông hoàng xe ga’ đẹp hơn SH Mode và LEAD, giá 33 triệu đồng
Galaxy S23 Ultra siêu rẻ dịp Tết, siêu phẩm camera chiến không kém Galaxy S24 Ultra nay rẻ như bèo
‘SUV chủ tịch’ công suất 615 mã lực, nội thất sang chảnh, giá hơn 1,9 tỷ đồng
‘Kẻ hạ sát’ Samsung Galaxy Z Fold6 giảm giá mạnh tại Việt Nam trước Tết Nguyên đán
Sư tử hiệu năng Xiaomi 13T Pro ưu đãi tất tay giáp Tết, rẻ như rau, mạnh ngang Galaxy S24 Ultra