An ninh mạng

AI, Blockchain và tương lai của an ninh mạng

DNVN - Cách mạng công nghiệp 4.0 đã mang tới nhiều giải pháp công nghệ giúp người dùng tiếp cận, vận hành công việc hiệu quả hơn. Đi kèm với những tiện ích mà các giải pháp công nghệ đem lại, nguy cơ các hệ thống điều hành bị tấn công và xâm nhập bất hợp pháp cũng tăng cao khiến vấn đề an ninh mạng và bảo mật thông tin ngày càng được chú trọng.

“Chiến dịch Khiên xanh” kêu gọi các cá nhân báo cáo trang web không an toàn / Tham gia sàn giao dịch tiền điện tử dễ bị lộ dữ liệu cá nhân?

Việc người dùng ngày càng sử dụng công nghệ và các giải pháp khoa học trong lao động sản xuất và sinh hoạt cũng đồng thời kéo theo nhiều rủi ro về vấn đề bảo mật. Khi công nghệ càng tiến sâu vào quy trình sản xuất, người dùng đồng thời cũng phải đối mặt với những nguy cơ về lỗ hổng bảo mật mới. Điều này khiến vấn đề an ninh mạng càng trở nên cấp thiết hơn.

An ninh mạng là vấn đề cấp thiết trong bối cảnh công nghệ bùng nổ như hiện nay

An ninh mạng là vấn đề cấp thiết trong bối cảnh công nghệ bùng nổ như hiện nay.

An ninh mạng

Theo tổng kết An ninh mạng năm 2020 được thực hiện bởi BKAV, thiệt hại do virus máy tính gây ra đối với người dùng Việt Nam đã đạt kỷ lục mới, vượt mốc 1 tỷ USD vào năm 2020. Trên thế giới, nhiều tổ chức, chính phủ, doanh nghiệp và người sử dụng đã trải qua nhiều vụ xâm nhập hệ thống bất hợp pháp và tấn công mạng, đặc biệt từ năm 2018.

Trong số những nguyên nhân dẫn tới lỗ hổng bảo mật, các nhà nghiên cứu nhận thấy, hầu hết các hệ thống bị tấn công đều có điểm chung là đã lỗi thời, thiếu sự cải tiến. Do đó, an ninh mạng trở thành vấn đề nền tảng, là điều kiện tiên quyết mà bất kỳ hệ thống nào cũng phải đảm bảo để có thể vận hành và áp dụng những giải pháp công nghệ mới.

Các quy định trước đây liên quan đến an ninh mạng tại Mỹ như Luật Quản lý liên bang về bảo mật thông tin (FISMA) đối với ngành tài chính, Đạo luật về trách nhiệm giải trình và cung cấp bảo hiểm y tế (HIPAA) đối với ngành y tế được nhiều chuyên gia công nghệ đánh giá là đang dần trở nên lỗi thời.

 

Nhiều hệ thống bảo mật đã trở nên lỗi thời trong bối cảnh mới

Nhiều hệ thống bảo mật đã trở nên lỗi thời trong bối cảnh mới.

Đồng thời, các chuyên gia cũng đánh giá các khái niệm truyền thống về bảo mật cũng sẽ biến mất trong tương lai gần, như bảo mật ngoại vi, mã hóa lưu trữ, kiểm soát truy cập dựa trên bản ghi đặc quyền, xác thực dựa vào một yếu tố.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cho thấy, các phương thức bảo mật truyền thống sẽ sớm nhường chỗ cho các phương pháp bảo mật mới, tiên tiến hơn và thậm chí có khả năng tự học hỏi. Trên thực tế, trí tuệ nhân tạo (AI) và Blockchain đang từng bước khẳng định vai trò của mình trong quá trình vận hành các hệ thống.

 

AI và Blockchain là các kỹ thuật được áp dụng trong ngành công nghệ thông tin chứ không phải là giải pháp chuyên biệt về bảo mật. Tuy nhiên, AI và Blockchain được xây dựng từ những nền tảng bảo mật cao nhất. Do đó, chúng có thể trở thành lá chắn bảo vệ hệ thống thông qua việc áp dụng những tính năng.

2 công nghệ này có những đặc điểm khác nhau tùy theo bản chất riêng của chúng. Các giải pháp về trí tuệ nhân tạo AI có thể được áp dụng để tạo ra hành vi bảo mật có khả năng phát hiện và loại bỏ các mối đe dọa, giống như con người, nhưng nhanh hơn hàng nghìn lần. Mặt khác, Blockchain thúc đẩy một nền tảng sổ cái kỹ thuật số được mã hóa cao và an toàn, chỉ những người được ủy quyền mới có thể truy cập được.

AI và Blockchain là những giải pháp tăng cường an ninh mạng

AI và Blockchain là những giải pháp tăng cường an ninh mạng.

Giải pháp bảo mật thông minh và AI

 

Trí tuệ nhân tạo ngày nay đã được đưa vào những giải pháp bảo mật thông minh. Đây là các giao thức, phần mềm hoặc mã thô, được thêm vào hệ thống CNTT của một công ty hoặc tổ chức. Sau đó, AI bổ sung một lớp bảo mật khác có khả năng học hỏi từ các mối đe dọa, vi phạm bảo mật và các dữ liệu khác được thu thập thông qua cơ chế của chúng.

Bằng cách kết hợp các khía cạnh của máy móc và trí tuệ nhân tạo với các ứng dụng bảo mật truyền thống, giải pháp bảo mật thông minh có nhiều khả năng thích ứng hơn với các mối đe dọa. Về cơ bản, hệ thống này dựa trên các thuật toán AI có khả năng tự học hỏi từ các trường hợp vi phạm bảo mật để tránh lặp lại chúng trong tương lai. Do đó, hệ thống bị tấn công càng nhiều thì khả năng bảo mật sẽ càng đáng tin cậy để tự bảo vệ trong tương lai.

Công nghệ chuỗi khối giúp thông tin được bảo mật hơn

Công nghệ chuỗi khối giúp thông tin được bảo mật hơn.

An ninh mạng sử dụng công nghệ Blockchain

 

Một trong những đặc điểm chính của công nghệ blockchain là sự an toàn, do đó cho phép các mã AI được chèn vào nền tảng của nó. Một nền tảng blockchain được hình thành từ các khối vô hạn, mỗi khi một khối được giải quyết, chính nền tảng đó sẽ tạo ra một khối mới hoặc những đặc tính từ khối trước đó.

Một trong những đặc điểm chính làm cho blockchain có tính bảo mật cao đó là tính chất phi tập trung của nó: “Những gì được sử dụng để bảo đảm xác thực nguồn của giao dịch là mật mã, thông qua các mã hàm băm (hash code). Không bao giờ có bản ghi trùng lặp của cùng một giao dịch. Do đó, nhu cầu về một trung gian trung tâm không còn nữa. Điều này phá vỡ mô hình đồng thuận tập trung (khi một cơ sở dữ liệu trung tâm được sử dụng để quy định tính hợp lệ của giao dịch), ”chuyên gia blockchain Dinis Guarda gần đây cho biết.

Chuyên gia về Blockchain - Dinis Guarda

Chuyên gia về Blockchain - Dinis Guarda.

Tuy nhiên, đặc điểm mà hầu hết các chuyên gia an ninh mạng chú ý ở Blockchain đến là khả năng xây dựng các hợp đồng thông minh trong một nền tảng. Hợp đồng thông minh không chỉ xác định các quy tắc xung quanh một thỏa thuận theo cách giống như hợp đồng truyền thống mà còn tự động thực thi các nghĩa vụ đó cho tất cả các bộ phận.

 

Các điều khoản của hợp đồng thông minh được ghi lại bằng ngôn ngữ máy tính thay vì ngôn ngữ pháp lý. Các hợp đồng thông minh có thể được thực hiện tự động bởi một hệ thống máy tính, chẳng hạn như một hệ thống sổ cái phân tán phù hợp. Các lợi ích tiềm năng của hợp đồng thông minh bao gồm chi phí hợp đồng, thực thi và tuân thủ thấp; do đó, nó trở nên khả thi một cách an toàn để hình thành các hợp đồng qua nhiều giao dịch giá trị thấp.

Tìm hiểu thêm về AI, Blockchain và những vấn đề an ninh mạng tại đây.

Thùy Dương
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm