Bác sĩ trẻ sẵn sàng về với vùng nghèo
Bác sĩ trẻ rời phố lên non
Lần đầu tiên, lễ triển khai dự án mang tính đột phá của ngành y tế “Thí điểm đưa BS trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn” (ưu tiên 62 huyện nghèo) đã diễn ra trang trọng vào đúng Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2). Điều đó cho thấy ý nghĩa nhân văn hết sức cao đẹp, hướng đến nhân dân, hướng về người bệnh của đội ngũ y bác sĩ nước nhà. Đến dự và chia vui với các thầy thuốc trẻ có đồng chí Tô Huy Rứa, UVBCT, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức TW, TTND Nguyễn Thị Kim Tiến, UVTW Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế cùng đại diện các bộ, ban, ngành.
Là một trong số những sinh viên hăng hái đăng ký tham gia dự án, sinh viên Chu Thị Phương Hoài, chuyên ngành y học cổ truyền Trường ĐH Y Hà Nội chia sẻ: “Nhiều người khuyên em không nên tham gia dự án vì cho rằng, con gái ngành y đã mất nhiều thời gian học so với các ngành khác (6 năm), ra trường lại đi 2 - 3 năm nữa thì rất khổ. Dù vậy, em vẫn quyết tâm tham gia, tình nguyện đăng ký về một huyện nghèo của tỉnh Sơn La. Chắc chắn sẽ có rất nhiều khó khăn phía trước nhưng em nghĩ, tuổi trẻ nên biết cống hiến hơn là thụ hưởng”.
Có nghe BS trẻ trải lòng mới cảm nhận được những suy nghĩ đẹp, những hành động thiết thực, biết gắn mình với nhân dân, biết đau nỗi đau của người bệnh của một đội ngũ BS tương lai đầy tâm và tài. Với họ, tuổi trẻ là được đi và cống hiến ở bất cứ nơi đâu!
Đặt niềm tin nơi bác sĩ trẻ
Biểu dương và đánh giá cao tinh thần dấn thân của thế hệ BS trẻ, PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế bày tỏ: “Vinh dự lớn lao nhưng trách nhiệm cũng hết sức nặng nề, ngành y tế luôn đặt niềm tin, các BS trẻ sẽ phát huy được truyền thống, tinh thần xung kích “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”, hăng hái cống hiến sức trẻ phục vụ đồng bào ở các vùng khó khăn của Tổ quốc”.
Các địa phương được thụ hưởng dự án cũng cam kết sẽ tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho các BS trẻ trong suốt quá trình 3 năm công tác trên địa bàn. Ông Trần Anh Tuấn, Chủ tịch UBND huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên - một trong những địa phương được thụ hưởng dự án cho biết: “Mường Nhé là huyện đặc biệt khó khăn của cả nước, số BS hiện có 15 người, trong đó chỉ có duy nhất 1 BS sản và 1 BS ngoại. Lần này triển khai dự án thí điểm đưa BS trẻ về vùng cao, huyện xin thêm 6 BS chuyên khoa để có thể bồi dưỡng thêm nghiệp vụ chuyên môn cho y tế tuyến dưới và đáp ứng tốt hơn nhu cầu chữa bệnh của nhân dân trên địa bàn”. Vị lãnh đạo tỉnh Điện Biên cũng đặt trọn niềm tin tưởng các BS trẻ sẽ mang những kiến thức y học đã được đào tạo góp công, góp sức, củng cố lại hệ thống nhân lực y tế, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ngay tại cơ sở. Đây là điều hợp lòng dân và là điều mà bất kỳ người dân nào cũng mong muốn.
Phát biểu tại Lễ triển khai dự án, đồng chí Tô Huy Rứa đã đề nghị Bộ Y tế lưu ý một số vấn đề khi triển khai thực hiện dự án như: Lựa chọn địa bàn, phân bổ BS các chuyên ngành phù hợp gắn với chiến lược phát triển công tác y tế của các tỉnh, huyện; bảo đảm đồng bộ, gắn kết, hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau. Chuẩn bị cho BS trẻ về ý chí, tinh thần, trách nhiệm và kiến thức, kỹ năng thực hành phù hợp với điều kiện làm việc của các trạm y tế tuyến xã và BV tuyến huyện, chú ý cả kiến thức về ngôn ngữ, phong tục tập quán, kỹ năng sống, làm việc để BS trẻ có đủ tự tin, nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống và điều kiện làm việc mới. Đồng thời, tăng cường trang thiết bị y tế, đào tạo đội ngũ y BS tại chỗ, đảm bảo nâng cao và giữ vững chất lượng dịch vụ y tế ở các vùng khó khăn.
Thanh Hương ( theo suckhoe&doisong )
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vì sao dự án mở rộng nhà ga T1 sân bay Đà Nẵng chậm được triển khai?
Vượt qua nhiều đối thủ nặng ký, Việt Nam lần thứ 8 được vinh danh là "Điểm đến Golf tốt nhất châu Á năm 2024"
Cảnh báo mưa lớn gây sạt lở ở khu vực miền Trung, người dân cần chú ý đề phòng
Một hãng hàng không lớn tuyển phi công tại Việt Nam
Báo Pháp giới thiệu Việt Nam như một hình mẫu chuyển đổi nông nghiệp sinh thái