Góc nhìn

Bộ Y tế: 20 trường hợp mắc bệnh nền khi nhiễm SARS-CoV-2 dễ trở nặng

20 bệnh nền khi nhiễm SARS-CoV-2 dễ có nguy cơ cao gồm các bệnh đại tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và các bệnh phổi khác, bệnh ung thư.

Chuyên gia Ấn Độ: Cho rằng biến thể Omicron lây truyền gấp 6 lần Delta là sai khoa học / WHO, CDC Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ Việt Nam ứng phó với biến chủng Omicron

Bộ Y tế vừa ban hành hướng dẫn phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2 và định hướng xử trí, cách ly. Theo hướng dẫn, có 20 trường hợp mắc bệnh nền khi nhiễm SARS-CoV-2 sẽ dễ có nguy cơ cao gồm:

1. Đái tháo đường.

2. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và các bệnh phổi khác.

3. Ung thư (đặc biệt là các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi và bệnh ung thư di căn khác).

4. Bệnh thận mạn tính.

5. Ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu.

6. Béo phì, thừa cân.

7. Bệnh tim mạch (suy tim, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim).

8. Bệnh lý mạch máu não.

Hình minh họa.

Hình minh họa.


9. Hội chứng Down.

10. HIV/AIDS.

11. Bệnh lý thần kinh, bao gồm sa sút trí tuệ.

12. Bệnh hồng cầu hình liềm.

 

13. Bệnh hen suyễn.

14. Tăng huyết áp.

15. Thiếu hụt miễn dịch.

16. Bệnh gan.

17. Rối loạn sử dụng chất gây nghiện.

 

18. Sử dụng corticosteroid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác.

19. Các loại bệnh hệ thống.

20. Các bệnh nền của trẻ em theo hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế.

Tại Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định số 5155/QĐ-BYT của Bộ Y tế về điều trị COVID-19 cho trẻ em nêu rõ yếu tố nguy cơ bệnh diễn biến nặng của trẻ mắc COVID-19 là: Trẻ đẻ non, cân nặng thấp; Béo phì, thừa cân; Đái tháo đường, các bệnh lý gene và rối loạn chuyển hoá; Các bệnh lý phổi mạn tính, hen phế quản. Ung thư (đặc biệt là các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi..);

Bệnh thận mạn tính; Ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu; Bệnh tim mạch (tim bẩm sinh, suy tim, tăng áp phổi, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim, tăng huyết áp) Bệnh lý thần kinh (bao gồm cả chứng sa sút trí tuệ, rối loạn tâm thần).

 

Ngoài ra, các đối tượng trẻ có các yếu tố nguy cơ bệnh diễn biến nặng khi mắc COVID-19 là trẻ mắc bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh thalassemia, bệnh huyết học mạn tính khác; Các bệnh lý suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải; Bệnh gan - đang điều trị bằng thuốc corticoid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác; Các bệnh hệ thống.

Cũng theo hướng dẫn phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2 và định hướng xử trí, cách ly, điều trị, những người nhiễm SARS-CoV-2 thuộc nhóm nguy cơ thấp khi đáp ứng điều kiện:

- Tuổi từ ≥ 3 tháng đến ≤ 49 tuổi và chưa phát hiện bệnh lý nền;

- Đã tiêm đủ mũi vaccine, sức khỏe chưa có dấu hiệu bất thường, SpO2 từ 97% trở lên.

Nhóm này sẽ được chăm sóc tại nhà riêng (đủ điều kiện theo quy định); trạm y tế, nhân viên y tế, tình nguyện viên theo dõi, quản lý người nhiễm, phát hiện sớm dấu hiệu chuyển tầng cao hơn.

 

Bên cạnh đó, nhân viên y tế cần hỗ trợ tâm lý, dinh dưỡng, vận động, theo dõi sức khỏe liên tục, đánh giá nguy cơ. Đồng thời, người dân được cung cấp gói chăm sóc tại nhà (thuốc kháng virus, vitamin, nhu yếu phẩm…).

Trong khi đó, theo Hướng dẫn cũ (Quyết định 3646/QĐ-BYT ngày 31/7/2021), F0 có nguy cơ thấp sẽ chuyển đến cơ sở thuộc "Tầng 1 của tháp điều trị", các cơ sở cách ly người nhiễm F0 tập trung, cơ sở thu dung điều trị COVID-19 ban đầu hoặc chỉ định điều trị ngoại trú tại nơi cư trú được nhân viên y tế, chính quyền địa phương kiểm tra.

Bộ Y tế cho biết: Việc đánh giá nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2 để phân loại, xử trí, cách ly và điều trị kịp thời, đồng thời bố trí người nhiễm SARS-CoV-2 vào các cơ sở phù hợp nhằm bảo đảm an toàn, hợp lý, hiệu quả, hướng tới sự hài lòng của người nhiễm SARS-CoV-2, tối ưu hóa nguồn lực của ngành y tế và xã hội.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm