Góc nhìn

Doanh nghiệp mía đường kiến nghị áp dụng chính thức biện pháp phòng vệ thương mại

DNVN - Sau khi Hiệp định ATIGA có hiệu lực (từ ngày 17/5/2010), đường Thái Lan được nhập khẩu vào Việt Nam rất thấp, khiến giá thành sản xuất đường của các nhà máy trong nước không thể cạnh tranh được. Tuy nhiên kể từ khi VN áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại tạm thời, ngành mía đường trong nước đã có bước khởi sắc.

Hà Nội: Lộ sáng một vụ bỏ qua quy hoạch, nắn đường vào nhà dân tại quận Cầu Giấy / Long An: UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc Sở TN&MT gấp rút giải quyết hồ sơ tách thửa bị "ngâm"

Giá mía đường tăng sẽ khuyến khích người nông dân quay trở lại với cây mía.

Giá mía đường tăng sẽ khuyến khích người nông dân quay trở lại với cây mía.

Nhìn nhận về Quyết định số 477/QĐ-BCT ngày 9/2/2021 của Bộ Công thương ban hành áp dụng biện pháp chống bán phá giá (CBPG) và chống trợ cấp (CTC) tạm thời đối với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan, các nhà sản xuất đường trong nước cho rằng rất kịp thời và mang lại hiệu quả tích cực cho các bên liên quan của ngành mía đường trong nước.

Với việc tạm thời thu thuế CBPG và CTC đối với đường thô có xuất xứ Thái Lan ở mức 33,88%; mức thuế CBPG và CTC tạm thời với các sản phẩm đường tinh luyện từ Thái Lan là 48,88%, giá bán đường trong nước đã tăng từ 11.500 – 12.000 đồng/kg vào tháng 9/2020 lên 15.500 – 16.000 đồng/kg vào tháng 2/2021 (tức tăng 35% và giá đã có VAT). Cùng với việc giá đường tăng, giá thu mua mía của nông dân cũng tăng 40%, từ mức 750.000 đồng/tấn mía lên mức 1,2 triệu đồng/tấn mía.

Giá mía tăng cao sẽ khuyến khích nông dân quay lại cây mía. Với việc nhập khẩu đường Thái Lan giá thấp thời gian qua đã làm cho diện tích vùng nguyên liệu tụt giảm nghiêm trọng. Diện tích mía của cả nước từ 300.000 ha đã tụt giảm chỉ còn dưới 160.000 ha. Tổng số nhà máy đường từ 41 nhà máy, đến nay chỉ còn 29 nhà máy hoạt động nhưng cầm chừng, nguyên liệu thiếu trầm trọng nên chỉ đáp ứng được 50% công suất thiết kế. Sản lượng đường sản xuất trong nước từ hơn 2triệu tấn/năm đến nay chỉ còn dưới 1 triệu tấn.

Biện pháp phòng vệ thương mại tạm thời đang mang lại những tín hiệu tích cực cho việc sản xuất đường trong nước.

Biện pháp phòng vệ thương mại tạm thời đang mang lại những tín hiệu tích cực cho việc sản xuất đường trong nước.

 

Ngành mía đường là ngành sản xuất có biên lợi nhuận tương đối mỏng, nhưng thực tế cho thấy lại là ngành tạo ra số lượng công ăn việc làm rất lớn cho người nông dân trồng mía, người lao động trực tiếp tại ruộng mía và trong các nhà máy. Đặc biệt, đây là ngành đóng góp lớn trong việc điều tiết các vấn đề an ninh xã hội, an ninh trật tự ở các vùng nông thôn, ổn định chính trị tại những địa phương, nhất là tại các vùng biên nơi mà cây mía được xem là cây trồng độc canh.

Đánh giá về các biện pháp phòng vệ thương mại của Bộ Công thương, ông Nguyễn Quốc Việt – Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH MTV đường Biên Hòa – Ninh Hòa (tỉnh Khánh Hòa) cho rằng: “Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ các mức thuế CBPG và CTC theo Quyết định số 477/QĐ-BCT, đặc biệt là việc áp dụng mức thuế CBPG,CTC có sự chênh lệch giữa đường thô và đường tinh luyện”.

Kiến nghị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại chính thức của Công ty TNHH MTV đường Biên Hòa – Ninh Hòa.

Kiến nghị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại chính thức của Công ty TNHH MTV đường Biên Hòa – Ninh Hòa.

 

Lý do ông Nguyễn Quốc Việt đưa ra là thực tế nguồn nguyên liệu chính để sản xuất đường gồm hai loại cơ bản là mía và đường thô. Trong đó, có doanh nghiệp vừa sản xuất từ nguyên liệu mía và đường thô, có doanh nghiệp chỉ sản xuất từ nguyên liệu đường thô hoặc từ mía.

Tuy nhiên mỗi vụ thu hoạch mía chỉ kéo dài tối đa từ 120 đến 140 ngày và trước thực trạng diện tích vùng nguyên liệu và sản lượng mía ngày bị sụt giảm thì các nhà máy chắc chắn sẽ không đủ nguyên liệu mía để sản xuất. Để giải quyết vấn đề này, các nhà máy sẽ cần bổ sung nguồn nguyên liệu đường thô để chế luyện nhằm tối ưu hóa hoạt động. Việc áp dụng mức thuế CBPG, CTC có sự phân biệt giữa đường tinh luyện và đường thô sẽ khuyến khích các doanh nghiệp chế luyện nhập nguyên liệu thô để sản xuất đường tinh luyện.

Trước những diễn biến tích cực của việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại tạm thời của Bộ Công thương, mới đây Công ty TNHH MTV đường Biên Hòa – Ninh Hòa đã có văn bản gửi Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa với kiến nghị Bộ Công thương sớm ban hành quyết định chính thức về việc áp dụng thuế CBPG, CTC đối với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan theo nội dung của Quyết định số 477/QĐ-BCT. Cụ thể, mức thuế CBPG,CTC đối với đường tinh luyện là 48,88%; mức thuế CBPG,CTC đối với đường thô thấp hơn đường tinh luyện với mức chênh lệch tối thiểu là 15%, xem xét ở mức hợp lý là 20 – 25%.

Khánh Linh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm