Góc nhìn

Quảng Bình: Rừng tự nhiên đang bị bức tử, "chảy máu" tràn trề

DNVN - Rừng tự nhiên ở xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình bị tàn phá nghiêm trọng trong một thời gian dài, cơ quan chức năng ở đâu?

Vsetgroup đã khắc phục một số thiếu sót mà Doanh nghiệp Việt Nam phản ánh / Doanh nghiệp mía đường kiến nghị áp dụng chính thức biện pháp phòng vệ thương mại

Cây cổ thụ bị đốn hạ như ngả rạ

Nhận tin báo của người dân, phóng viên (PV) Doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều ngày thâm nhập những cánh rừng tự nhiên tại xã Thượng Hóa và chứng kiến cảnh những câu gỗ quý ở đây bị triệt hạ, chờ thời cơ tuồn khỏi rừng về xuôi tiêu thụ.

Cây gỗ thụ bị đốn hạ dọc đường vào khe Tụn, tiểu khu 239

Cây gỗ thụ bị đốn hạ dọc đường vào khe Tụn, tiểu khu 239


Theo chân người dẫn đường, PV phải đi qua chốt liên ngành tại Eo Lang Thang đóng trên địa bàn thôn Phú Nhiêu đường để dẫn vào rừng tự nhiên ở hai bản Phú Minh , Phú Nhiêu ( xã Thượng Hóa). Mới chỉ đi được khoảng 500m, PV đã thấy những làn đường hình vuông trơn bóng kéo dài từ chân suối đến đỉnh đồi mà theo người dẫn đường, đây là dấu vết vận chuyển gỗ của "lâm tặc" để lại.

gỗ

Gỗ nằm la liệt ở khe Tủn, tiểu khu 239.

Vào sâu hơn nữa, PV đã tận mắt chứng kiến rất nhiều cây gỗ cổ thụ bị đốn hạ theo cụm từ một đến ba cây. Khi đến khu vực khe Tụn, tiểu khu 239 thì số lượng cây bị đốn hạ đồng loạt. Tại đây, PV ghi nhận có 6 cây bị đốn hạ, các cây có đường kính trung bình 30-40cm, dấu cưa đang còn rất mới, nhiều cây được cưa theo hộp vuông, chủng loại thì được người dẫn đường cho biết là Táu với Bày Lời...

 

gỗ

Những khúc gỗ được lâm tặc cưa chỉnh tề, thành hộp vuông, chờ ngày thoát khỏi rừng về xuôi tiêu thụ

Rời khỏi khe Tụn, PV tiếp tục luồn sâu vào chốn sơn lâm thì phát hiện hàng chục cây gỗ bị đốn hạ nằm la liệt, chồng chéo lên nhau, nhiều cây có đường kính to từ 70-80cm, dấu hiệu xung quanh như chưa hề thấy có dấu kiểm tra của lực lượng chức năng.

Ai chịu trách nhiệm?

Sau nhiều ngày mục sở thị ở rừng, để làm rõ vấn đề này, PV đã liên hệ với ông Đinh Văn Giáo – Chủ tịch UBND xã Thượng Hóa.

 

gỗ

Cây gỗ lớn được lâm tặc sẻ nhiều kích thước khác nhau, dấu vết để lại rất mới.

Tại buổi làm việc, PV đã đưa ra các hình ảnh, video, nơi ghi nhận phá rừng thì ông Đinh Văn Giáo cho biết: “Ở địa bàn Thượng Hóa rừng tự nhiên rất lớn với diện tích khoảng 35.447ha, địa bàn rất là rộng nên anh em nhiều lúc kiểm tra không đến nơi đến chốn và nhu cầu của người dân rất là lớn nên quản lí rất khó khăn. Còn việc báo chí phản ánh là có phá rừng nhưng không phải có tổ chức mà chỉ do người dân lấy về đóng giường đóng tủ, nhưng làm lén lút, tinh vi, hoạt động vào ban đêm nhiều lần lực lượng mai phục nhưng có người canh gác báo nên không bắt được.

Cây gỗ bị đốn có đường kính trung bình 40-50cm và chưa có dấu kiểm tra của các cơ quan chức năng

Cây gỗ bị đốn có đường kính trung bình 40-50cm và chưa có dấu kiểm tra của các cơ quan chức năng.

 

Trước câu trả lời của ông Đinh Văn Giáo, PV tiếp tục đặt câu hỏi vì sao lâm tặc khai thác gỗ hoạt động lén lút, tinh vi, và có người người canh gác sao Chủ tịch xã lại khẳng định là phá rừng trên địa bàn không phải có tổ chức?

Sau khi tiếp nhận câu hỏi của PV, ông Đinh Văn Giáo cho hay: “Về vấn đề này, anh sẽ cho kiểm lâm và ban quản lí kiểm tra lại. Chứ ban quản lí cộng đồng cũng thường xuyên kiểm tra nhưng do địa bàn quá lớn, với địa bàn có tiếp giáp với huyện Bố Trạch nên có nhiều đối tượng vùng khác vào địa bàn làm trở nên phức tạp khó khăn. Nhưng sẽ tìm cách để xử lí triệt để”.

Đạp vào

Nhiều cụm, lâm tăc hạ 3-5 cây lớn, bìa gỗ sót lại nằm la liệt.

Kiểm lâm trên địa bàn nói gì?

 

Liên quan vấn đề này, ông Nguyễn Công Chung – Hạt trưởng hạt kiểm lâm huyện Minh Hóa: “Cái này Hạt Kiểm lâm sẽ cho kiểm tra lại cùng phối hợp với chủ rừng, chính quyền xã. Hiện nay, trạm Thượng Hóa có 4 đồng chí nhưng phải quản lí 41.000ha nên công tác quản lí cũng khó khăn. Do dịch nên nhiều người về quê nên xảy ra tình trạng nhiều hơn. Trước hết cảm ơn báo chí đã đưa nguồn thông tin và sẽ cho kiểm tra xác minh lại chỗ này, xem phương pháp kiểm tra, lập hồ sơ xử lí, truy tìm đối tượng ra sao, hạt sẽ xác minh rồi thông tin lại cho anh em”.

gỗ

Chủng loại các cây gỗ quý bị đốn hạ được cho là gỗ Táu và Bày Lời...(Ảnh: PV tác nghiệp trong rừng).

Tiếp tục buổi làm việc, PV nêu thực trạng phá rừng ở hai bản Phú Minh và Phú Nhiêu và đưa ra câu hỏi các cơ quan có thẩm quyền sẽ giải quyết sự việc như thế nào và cơ quan tổ chức nào phải chịu trách nhiệm khi để “lâm tặc” tàn phá rừng thì ông Nguyễn Công Chung cho biết: “Theo Luật Lâm nghiệp mới, trách nhiệm đầu tiên, vòng đầu thuộc về chủ rừng, trách nhiệm thứ hai là chính quyền địa phương là vòng bảo vệ thứ hai, và vòng bảo vệ thứ ba là vòng cơ quan chức năng, trong đó kiểm lâm làm nòng nốt, trách nhiệm tham mưu cho chính quyền địa phương. Vừa rồi, Hạt kiểm lâm cũng đã tham mưu huyện trước mùa mưa bão, nên vấn đề này bên sẽ kiểm tra lại”.

Ông Nguyễn Công Chung - Hạt trưởng hạt kiểm lâm Minh Hóa trao đổi với phóng viên

Ông Nguyễn Công Chung - Hạt trưởng hạt kiểm lâm Minh Hóa trao đổi với phóng viên.

 

Trao đổi với PV, ông Lê Văn Toàn – Đội trưởng Đội kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng số 2 cho biết: “Về cái đó, đây là bên thanh kiểm tra các Hạt Kiểm lâm. Cái đó cũng có công văn chỉ đạo của bên Chi cục rồi là của huyện Minh Hóa họ làm việc rồi. Với trách nhiệm thanh kiểm tra, chúng tôi cũng đang nhờ các cơ quan ban ngành vào cuộc để kiểm tra cho chặt chẽ để rồi cũng báo cáo với tỉnh. Mấy hôm nay cũng đã cho anh em vào kiểm tra, phối hợp trong rồi đó. Đội này là đội thanh kiểm tra lại cả 4 huyện”.

Dưới đây là một số hình ảnh mà PV ghi nhận tại hiện trường:

gỗ

Dấu "lâm tặc" đốn cây để lại rất mới.

Theo người dẫn đường, cây này được lâm tặc cưa chỉnh tề thành các thanh khung ngoại và chờ cơ hội đem ra khỏi rừng

Theo người dẫn đường, cây này được lâm tặc cưa chỉnh tề thành các thanh khung ngoại và chờ cơ hội đem ra khỏi rừng.

 

gỗ

Gỗ nằm la liệt, chồng chéo lên nhau.

gỗ

Hiện trường lâm tặc để lại sau khi nuốt trọn những khúc gỗ lớn.

 

gỗ

Đi sâu vào rừng thì không khó để bắt gặp những hình ảnh như thế này.

gỗ

Sau khi đốn gã các cây lớn, lâm tặc cưa chỉnh tề thành các hộp vuông rồi vận chuyển ra khỏi rừng.

Phan Tiến
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm