Bất động sản

3 kịch bản cho thị trường bất động sản Việt Nam năm 2020

Phó Cục trưởng, Cục Quản lý nhà và thị trường Bất động sản (Bộ Xây dựng) Hà Quang Hưng dự báo thị trường bất động sản năm 2020 sẽ không có nhiều biến động, tiếp tục phát triển ổn đinh.

Thị trường khổ vì corona, doanh nghiệp bất động sản cũng cần "giải cứu"? / Doanh nghiệp bất động sản đi vay hàng nghìn tỷ đồng trong tháng đầu năm

Dự báo nhu cầu về nhà ở tiếp tục gia tăng, đặc biệt đối với phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá thấp
Dự báo nhu cầu về nhà ở tiếp tục gia tăng, đặc biệt đối với phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá thấp

Ông Hưng cho rằng, đối với thị trường bất động sản Hà Nội, nguồn cung bất động sản nhà ở duy trì ổn định, nguồn cung mới vẫn chủ yếu ở phân khúc trung cấp, giá bất động sản tăng 1 - 2%. Tại TP. HCM, nguồn cung bất động sản nhà ở giảm do không có nhiều dự án mới được phê duyệt triển khai, đặc biệt là đối với phân khúc nhà ở giá thấp, giá bất động sản tăng 4 - 5%.

Đối với thị trường bất động sản đất nền khu vực các tỉnh miền Đông Nam bộ, theo ông Hưng, sau diễn biến từ vụ việc của Công ty Alibaba, công tác quản lý của chính quyền sẽ chặt chẽ hơn, khó có dự án mới ra hàng.

Nhà đầu tư và người tiêu dùng đều e ngại việc mua – bán bất động sản đất nền, dự báo nguồn cung và lượng giao dịch đất nền có thể sụt giảm mạnh. Với thị trường bất động sản du lịch tại một số địa phương như Quảng Ninh, Đà Nẵng, Nha Trang, Quảng Nam, Kiên Giang, ... dự báo thị trường tiếp tục chững lại, trầm lắng hơn so với giai đoạn 2017 - 2018.

Trong khi đó, PGS. TS Trần Kim Chung, Phó Viện trưởng, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, thị trường bất động sản cuối năm 2020 kịch bản một chiếm ưu thế là kịch bản ổn định, có đi lên, với giả thiết là tình hình thế giới không biến động xấu – nhất là chiến tranh thương mại Mỹ – Trung. Đây là kịch bản có nhiều khả năng xảy ra nhất. Tuy nhiên, nếu tình hình kinh tế thế giới xấu đi, luồng tài chính quốc tế biến động theo hướng vốn rút khỏi Việt Nam thì mới có thể xảy ra tình huống đi xuống của thị trường bất động sản Việt Nam.

 

Kịch bản thứ hai - kịch bản tích cực, đó là tình hình kinh tế thế giới vận hành theo hướng thuận lợi cho Việt Nam. Các hiệp định Việt Nam kí kết với các nước (EVFTA, CPTPP, AEC…) triển khai tốt. Từ đó, luồng vốn vận hành vào nhiều hơn. Thị trường bất động sản Việt Nam sẽ diễn biến tốt đến rất tốt. Khả năng này có thể xảy ra, tuy không lớn nhưng vẫn có khả năng.

Kịch bản thứ ba - kịch bản tiêu cực. Tình hình kinh tế thế giới biến động không thuận. Luồng vốn rút khỏi Việt Nam. Thị trường sẽ biến động tiêu cực. Kịch bản này ít có khả năng xảy ra nhất, nhưng không phải không thể.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm