Bất động sản

Doanh nghiêp bất động sản công nghiệp lội ngược dòng Covid-19

Mặc dù quý I/2020 vào đúng thời điểm dịch Covid-19, nhưng nhu cầu thuê đất, thuê nhà xưởng xây sẵn và giá thuê vẫn tăng nên kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp bất động sản công nghiệp lãi lớn. Xu hướng này được dự báo sẽ tiếp tục kéo dài trong thời gian tới.

Căn hộ Bình Dương vào cuộc đua tăng giá / Chung cư Hà Nội mọc như "nấm", chỗ chơi cho trẻ thành thứ đồ "xa xỉ"

Hiện trên sàn giao dịch chứng khoán có 18 công ty bất động sản công nghiệp được niêm yết. Điều đáng chú ý là các doanh nghiệp này đều có kết quả kinh doanh khá khả quan, mặc dù dịch Covid-19 “hoành hành” trên tất cả các lĩnh vực.

BĐS công nghiệp “ngược dòng”

Trong khi các ngành kinh doanh khác ở thời điểm dịch Covid-19 tăng trưởng âm hoặc kết quả kinh doanh cầm chừng, thì bất động sản (BĐS) công nghiệp vẫn giữ được nhịp tăng trưởng, một số khu vực giá nhà xưởng tăng. Điều này được hưởng lợi từ việc Việt Nam là quốc gia kiểm soát dịch bệnh tốt và nhiều nước công nghiệp mong muốn Việt Nam là thị trường nối lại chuỗi giá trị bị đứt gẫy trong dịch bệnh.

CTCP đầu tư và công nghiệp Tân Tạo (HOSE: ITA) là một ví dụ điển hình. Dù mức lợi nhuận quý I/2020 chỉ 25,4 tỷ đồng trên quy mô vốn điều lệ gần 9.400 tỷ đồng, mức sinh lợi trên vốn điều lệ rất thấp, nhưng cổ phiếu ITA đã tăng một mạch từ vùng giá 1.800 đồng lên 3.000 đồng trong 2 tháng tương ứng mức tăng 66%.

Bên cạnh ITA thì Tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc (HOSE: KBC) cũng không “kém cạnh”, khi từ vùng đáy Covid-19, nay đã đạt mức tăng 40%.

Một doanh nghiệp khác là CTCP Long Hậu (HOSE: LHG), doanh thu quý I/2020 tăng trưởng xấp xỉ 20% lên hơn 206 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 63 tỷ đồng, tăng 15% so với quý 1 năm ngoái.

"Ông lớn" CTCP Sonadezi Long Thanh (HOSE: SZL) công bố doanh thu quý I/2020 tăng 10,5% so với cùng kỳ, đạt 1.078 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt gần 271 tỷ đồng, tăng 51% so với quý I/2019. Cổ phiếu SZL bứt tốc từ vùng giá 27.000 đồng lên ngưỡng 42.000 đồng, tương ứng mức tăng 55%.

CTCP khu công nghiệp Nam Tân Uyên (UpCOM: NTC) cũng là một “ông lớn” có mức tỷ suất sinh lời cao ngành BĐS công nghiệp, quý I/2020, NTC đạt hơn 85 tỷ đồng LNST, tăng 22,4% so với cùng kỳ. Cổ phiếu từ ngưỡng 140.000 đồng hồi cuối tháng 3, NTC đã bứt phá lên 200.000 đồng/cổ phiếu tương ứng mức tăng 60.000 đồng/cổ phiếu. NTC dự kiến chi trả cổ tức tối thiểu 80% năm 2020.

Cổ phiếu của Tổng công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp - CTCP (UpCOM: BCM) cũng không nằm ngoài sóng tăng mạnh của các cổ phiếu ngành BĐS khu công nghiệp. Từ mức giá 16.000 đồng hồi cuối tháng 3, BCM đã tăng gần 70%.

Ngoài ra, CTCP phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 (HOSE: D2D), CTCP Long Hậu (HOSE: LHG) đều có lợi nhuận tăng trưởng 2 con số lần lượt là 24% và 15%. Trong đó, cổ phiếu của LHG từ mức giá 13.000 đồng/cổ phiếu hồi tháng 3, tăng lên trên 18.000 đồng/cổ phiếu…


Phần lớn két quả kinh doanh của các doanh nghiệp BĐS công nghiệp đều tăng trưởng dương. Điều này phản ánh nhu cầu sử dụng nhà xưởng của các doanh nghiệp vẫn rất lớn.

Phần lớn két quả kinh doanh của các doanh nghiệp BĐS công nghiệp đều tăng trưởng dương. Điều này phản ánh nhu cầu sử dụng nhà xưởng của các doanh nghiệp vẫn rất lớn.

Triển vọng sáng

Theo Savills Việt Nam đánh giá, việc các doanh nghiệp BĐS công nghiệp có kết quả kinh doanh tốt được coi là một dấu hiệu rất tích cực cho lĩnh vực BĐS nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.

Thời gian qua, bên cạnh BĐS nhà ở, BĐS công nghiệp cũng được đánh giá là 1 phân khúc nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia thị trường Việt Nam. Lý giải của Savills cho thấy có 3 lý do: Đó là sự ổn định về kinh tế, với tốc độ tăng trưởng tương đối đều trong nhiều năm. Tốc độ đô thị hóa cũng tương đối lớn, hệ thống giao thông phát triển, đặc biệt là lực lượng lao động dồi dào với giá nhân công tương đối rẻ so với các nước trong khu vực. Bên cạnh đó, Việt Nam là một nước có thể chế chính trị ổn định nhất trên thế giới tại thời điểm hiện tại.

Đặc biệt, Việt Nam một quốc gia hiếm hoi trên thế giới thành công trong việc kiểm soát dịch bệnh Covid-19, là điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư dịch chuyển về phía các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Những điều trên được coi là những yếu tố tối quan trọng đối với các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư trong lĩnh vực BĐS công nghiệp.

TS. Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao, Savills Việt Nam cho rằng, sự phát triển của BĐS công nghiệp mới bắt đầu, vì hiện nay Savills đã và đang nhận rất nhiều yêu cầu của các nhà đầu tư trong và ngoài nước trong việc tìm kiếm địa điểm tại các khu công nghiệp để đầu tư. Có nhiều nhóm nhà đầu tư có nhu cầu tìm những quỹ đất từ 500 - 1000ha. Một bộ phận khác là các nhà sản xuất họ muốn đầu tư mở rộng diện tích nhà xưởng...

 

Nhận định về sự phát triển của BĐS công nghiệp trong thời gian tới, ông John Campbell, Quản lý bộ phận BĐS Công nghiệp, Savills Việt Nam nhìn nhận, so với các quốc gia Đông Nam Á khác, Việt Nam tham gia tích cực hơn nhiều vào các hiệp định thương mại tự do, đồng nghĩa với việc được tiếp cận nhiều hơn với thị trường toàn cầu.

“Năm 2020, Việt Nam và EU phê chuẩn FTA, hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích và giúp cho Việt Nam tiếp tục quá trình chuyển đổi từ lĩnh vực sản xuất sang các ngành công nghiệp giá trị cao hơn”, ông John Campbell nói.

TS. Sử Ngọc Khương cho rằng Việt Nam nên lưu ý khi chọn lựa các nhà đầu tư công nghiệp tại Việt Nam. Đó nên là những ngành nghề mang hàm lượng chất xám cao, và các ngành nghề giảm bớt thâm dụng lao động. Đồng thời, xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên người bản địa được học tập và tích lũy trình độ tay nghề cao hơn, để phục vụ cho việc phát triển kinh tế chung của đất nước sau này.

“Về dài hạn, trong vòng từ 10 năm, 20 và 50 năm nữa, Việt Nam đang và sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ nhiều yếu tố trong đó có khách quan và chủ quan”, TS. Khương nhận định.

Sắp tới đây, ngày 19/6, tại Diễn đàn BĐS công nghiệp Việt Nam lần thứ 2 được tổ chức ở Hà Nội, các nhà quản lý, các doanh nghiệp và các chuyên gia cũng sẽ tiếp tục bàn các giải pháp để thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp đã và đang được mở rộng.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm