Long An: “Vùng đất hứa” cho BĐS công nghiệp lên ngôi
Thái Bình: Làm giàu từ “táo đào vàng” / Nghệ An: Nuôi ba ba, lươn sinh sản thu 200 triệu đồng mỗi năm
Long An là tỉnh thuộc ĐBSCL nằm giáp ranh với TP.HCM, đây là lợi thế “vàng” giúp tỉnh nàythu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các nhà đầu tư. Ngoài ra, Long An còn là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với khu vực ĐBSCL, là cầu nối quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của 2 vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Nắm bắt được lợi thế về địa lý, những năm qua tỉnh Long An đã và đang tập trung hoàn thiện hạ tầng để đẩy mạnh phát triển công nghiệp, lấy công nghiệp làm động lực cho sự phát triển. Hiện, kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông của tỉnh đang được đầu tư hoàn thiện, đồng bộ và mang lại hiệu quả cao về kinh tế.
Về cơ sở hạ tầng, Long An đã hoàn thành nhiều quy hoạch hạ tầng quan trọng cho giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Cụ thể, Long An đã hoàn thành việc mở rộng, nâng cấp quốc lộ 1A, quốc lộ 50, quốc lộ 62; quốc lộ N2 nối từ Củ Chi đi xuyên suốt vùng Đồng Tháp Mười chuẩn bị đưa vào khai thác; quốc lộ N1 cũng chuẩn bị được đầu tư xây dựng.
Ngoài ra, Long An còn là tỉnh được thừa hưởng lợi thế lớn từ tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương. Được đưa vào hoạt động từ năm 2010, tuyến cao tốc này đã góp phần rút ngắn thời gian di chuyển từ Tây Nam Bộ đi Đông Nam Bộ. Bên cạnh tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương, Long An còn có tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành vẫn đang được đầu tư xây dựng. Sau khi hoàn thành, tuyến cao tốc này sẽ tạo ra một trục phát triển mới kết nối Long An với hệ thống cảng quốc tế Hiệp Phước, Cát Lái, Cái Mép – Thị Vải và sân bay Long Thành…
Cùng với đó, tỉnh này cũng đang xây dựng một số tuyến tránh để giảm nghẽn giao thông, trong đó có 3 công trình giao thông trọng điểm là trục động lực TP.HCM - Tiền Giang - Long An, đường 830 và đường vành đai TP Tân An. Đặc biệt, việc Long An đầu tư xây dựng Cảng Quốc tế tại huyện Cần Giuộc cũng sẽ góp công lớn trong việc thúc đẩy kinh tế phát triển, giảm ách tắc giao thông, giảm chi phí vận tải cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và cả khu vực ĐBSCL.
Sự đầu tư chỉnh chu về hạ tầng, cùng với các chính sách hấp dẫn thu hút đầu tư của tỉnh đang là “bệ phóng” giúp nền kinh tế Long An “bứt phá”, vươn lên mạnh mẽ. Trong đó, hưởng lợi lớn nhất là ngành công nghiệp.
BĐS công nghiệp lên ngôi
Thời gian gần đây, với sự gia tăng dân số quá nhanh ở TP.HCM, cùng sự đắt đỏ về giá đất đã khiến cho người dân ở TP này có xu hướng di chuyển về các tỉnh vùng ven như: Đồng Nai, Bình Dương... và đặc biệt là Long An để sinh sống và làm việc.
Với ưu thế là địa phương nằm trong vùng tam giác vàng đón xu thế giãn dân của TP.HCM, sở hữu lợi thế về quỹ đất rộng, mặt bằng giá đất còn khá thấp, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng giao thông đã giúp Long An trở thành “thỏi nam châm” hút nguồn nhân lực từ các địa phương trên cả nước đổ về lập nghiệp. Đây chính là tiền đề quan trọng để thúc đẩy các Khu công nghiệp (KCN) và Cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn tỉnh phát triển.
Những năm gần đây, Long An đang là khu vực thu hút mạnh vốn đầu tư vào ngành công nghiệp từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đến nay, tổng số dự án FDI đăng ký trên địa bàn tỉnh là 1.009 dự án, với vốn đăng ký là 6,15 tỉ USD. Trong tương lai, những con số này dự kiến tiếp tục tăng, bởi Long An sẽ trở thành 1 trong 3 trung tâm công nghiệp lớn nhất miền Nam.
Theo ghi nhận, tình hình giao dịch mua bán BĐS công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An trong thời gian qua đang “nóng” hơn bao giờ hết. Trong đó, huyện Đức Hòa được đánh giá là sôi động nhất.
Hiện trên địa bàn huyện Đức Hòa đang có gần 20 KCN, CCN dẫn đầu khu vực về thu hút vốn FDI với hàng trăm nghìn lao động. Trong đó, KCN Đức Hòa III đang là KCN có quy mô lớn nhất của huyện với tổng diện tích khoảng 1.852 ha.
Sở dĩ giao dịch BĐS tại huyện Đức Hòa được đánh giá sôi động nhất là nhờ vào lợi thế về vị trí địa lý sẵn có. Đây là huyện duy nhất của tỉnh Long An có thể kết nối dễ dàng đến các khu vực kinh tế trọng điểm như: Tây Nguyên, ĐBSCL, Đông Nam Bộ và Campuchia. Ngoài ra, với khoảng cách rất gần TP.HCM, huyện Đức Hòa còn được quy hoạch trở thành đô thị vệ tinh của TP. Theo đó, huyện này sẽ được định vị trở thành trung tâm phát triển công nghiệp phụ trợ và chế biến.
Sở hữu lợi thế lớn về vị trí địa lý, cùng sự “ăn theo” từ hạ tầng giao thông, huyện Đức Hòa đã nhanh chóng vươn lên trở thành tâm điểm của BĐS công nghiệp Long An. Góp phần làm cho thị trường BĐS công nghiệp khu vực ngày càng sôi động và trở thành “vùng đất hứa” cho BĐS công nghiệp “lên ngôi”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo