Quả vải thiều Việt Nam phải cạnh tranh với Thái Lan để xuất khẩu sang Trung Quốc
Lạng Sơn: Xử phạt nghiêm cơ sở bán hàng giả mạo nhãn hiệu Adidas trên Facebook / TP.HCM: Xuất khẩu hàng hóa 4 tháng đầu năm ước đạt 14,42 tỷ USD, tăng 16,7%
Theo thông tin từ Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Nam Ninh và Quảng Châu (Trung Quốc), năm 2020 ước tính diện tích trồng quả vải của Trung Quốc khoảng 533 nghìn ha (Quảng Đông trồng nhiều nhất với diện tích khoảng 278 nghìn ha, chiếm khoảng 50% tổng diện tích của Trung Quốc). Dự kiến, tổng sản lượng quả vải tại Trung Quốc năm 2020 đạt khoảng 2,55 triệu tấn, tăng 11,3% so với 2019 và xấp xỉ sản lượng của năm 2018 (khoảng 2,6 triệu tấn).
Do thời tiết, vụ vải năm nay tại Trung Quốc bắt đầu thu hoạch sớm hơn khoảng nửa tháng so với mọi năm và dự kiến sẽ kéo dài thêm khoảng 2 tháng, kết thúc vào khoảng đầu tháng 7.Hiện trên thị trường và các trang bán hàng trực tuyến tại Trung Quốc đều đã bán quả vải. Quả vải Hải Nam hiện được thu hoạch sớm nhất, tiếp đến là Quảng Đông và các địa phương khác.
Dự báo sản lượng quả vải bán ra thị trường vào các tháng như sau: Tháng 4 khoảng 55,8 nghìn tấn; Tháng 5 khoảng trên 536 nghìn tấn (giảm 7,7% so với cùng kỳ năm trước); Tháng 6 khoảng 1,11 triệu tấn (tăng 115,8%); Tháng 7 khoảng 109 nghìn tấn (giảm 25,6%).
Ngày 09/5/2020, trang mạng mua sắm trực tuyến Taobao của Trung Quốc đã bắt đầu triển khai chuyên đề tiêu thụ quả vải. Trong vụ vải năm nay, các loại quả vải ngon nhất tại các vùng trồng chính gồm Quảng Đông, Hải Nam, Quảng Tây và Phúc Kiến đều sẽ được bán trên mạng Taobao.
Trung Quốc thường sử dụng vải tươi làm thức ăn tráng miệng và một phần được sấy khô làm mứt, bánh kẹo, vị thuốc, nước ép giải khát và lên men ủ rượu.
Hàng năm, Trung Quốc chủ yếu nhập khẩu vải tươi từ Việt Nam và Thái Lan. Điều đó có nghĩa, vải thiều Việt Nam phải cạnh tranh trực tiếp với Thái Lan để xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc được dự báo "được mùa" vải thiều trong năm nay.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Trung Quốc chủ yếu nhập khẩu tươi từ Việt Nam và Thái Lan (Ảnh: Internet)