Bất động sản

Ngân hàng dành ưu đãi lớn cho vay bất động sản

Không chỉ có lãi suất cho vay mua nhà đang ở vùng thấp kỷ lục, nhiều ngân hàng kết hợp với chủ đầu tư đưa ra nhiều ưu đãi lớn, như: không cần phải trả tiền theo tiến độ dự án mà có thể nhận nhà ở luôn, sau đó trả dần. Thậm chí, khách hàng còn được ân hạn trả nợ gốc và lãi 3 năm đầu sau khi nhận nhà.

Thị trường địa ốc nhộn nhịp cuối năm, riêng phân khúc này vẫn ảm đạm / Loại hình bất động sản nào phát triển tốt nhất trong năm 2021?

tin-dung-bat-dong-san-8471-1607920768.jp

Dự báo lãi suất tín dụng bất động sản sẽ còn tiếp tục được duy trì trong năm tới. (Ảnh: Int)

Từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp bị tác động bởi dịch Covid-19 khiến sản xuất kinh doanh đình trệ, kéo theo nhu cầu tín dụng giảm mạnh. Trong bối cảnh nhu cầu tín dụng thấp, để hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân, các ngân hàng đã giảm lãi suất cho vay.

Trong hướng kích cầu này, cho vay mua nhàlà phân khúc ưa chuộng của các ngân hàng thương mại. Theo đó, có thể thấy trong giai đoạn 2015-2019, lãi suất cho vay mua nhà luôn ở mức từ 13-15%/năm, thì hiện nay đã giảm xuống dưới 10%/năm trong năm đầu.

Ví dụ tại Vietcombank là từ 6,5-10,5%/năm, tại TPBank: từ 7%/năm, tại VPBank: từ 6,9%/năm, VietinBank: từ 8,62 - 9,5%/năm, SHB: từ 8,5%/năm, VIB: từ 8,3%/năm…

Đặc biệt, tại một số dự án, nhằm tạo điều kiện cho khách hàng có sự chuẩn bị tài chính tốt, ngân hàng kết hợp với chủ đầu tư đưa ra nhiều ưu đãi lớn như không cần phải trả tiền theo tiến độ dự án mà có thể nhận nhà ở luôn, sau đó trả dần.

Được biết, có ngân hàng còn áp dụng chính sách hỗ trợ khách hàng không phải trả nợ gốc và lãi trong 2-3 năm đầu sau khi nhận nhà.

Nhờ những chính sách ưu đãi như vậy mà tín dụng bất động sản ngày càng tăng, thị trường khởi sắc hơn so với thời điểm đầu năm.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước gửi Quốc hội mới đây, đến thời điểm hiện tại, dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản đạt khoảng 1,6 triệu tỷ đồng, chiếm hơn 19% dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế. Trong đó, dư nợ tín dụng phục vụ nhu cầu về nhà ở chiếm tỷ trọng khoảng 62,43% dư nợ tín dụng bất động sản.

Về tăng trưởng dư nợ tín dụng, trong quý I/2020, tín dụng bất động sản chỉ tăng 0,88% thì hết quý II/2020 đã tăng tới 10,21%, tương đương với 580.168 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ tín dụng đối với các dự án khu đô thị, dự án phát triển nhà ở và sửa chữa, cải tạo nhà đạt 145.099 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 25% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.

Theo đánh giá của các chuyên gia, các ngân hàng đang hướng đến tín dụng bất động sản dành cho khách hàng có nhu cầu mua nhà ở thực, vì đây là phân khúc chủ yếu có tài sản đảm bảo là chính các tài sản khách vay mua. Các khoản vay được chia nhỏ theo từng món, đa dạng đối tượng khách hàng, đa dạng nguồn thu nhập trả nợ, qua đó phân tán rủi ro thay vì tập trung cho vay món lớn ở "tín dụng bán buôn".

Quan trọng hơn, cho vay mua nhà, ngân hàng tập hợp được tệp khách hàng cá nhân bền vững hơn, phát triển các sản phẩm và dịch vụ đan xen quanh trục tín dụng. Và cho vay ở phân khúc này có lãi biên cao hơn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nhất là trong bối cảnh đại dịch với lượng cho vay khó mở rộng như trước.

Theo báo cáo tài chính 9 tháng của nhiều ngân hàng thuộc top đầu lợi nhuận toàn hệ thống, tín dụng bất động sản cũng đang là một trong những động lực chính để thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận.

Trong bối cảnh áp lực lạm phát đang hạ nhiệt, môi trường lãi suất dễ chịu hơn so với những giai đoạn trước, dự báo lãi suất tín dụng bất động sản sẽ còn tiếp tục được duy trì trong năm tới.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm