Bất động sản

Những lợi thế giúp bất động sản Bình Phước bứt phá

DNVN - Bất động sản (BĐS) Bình Phước đang trên đà phát triển, thu hút được hàng loạt nhà đầu tư góp vốn. Vị trí thuận lợi, xu hướng thị trường cùng với hững đột phá về kinh tế, hạ tầng được đầu tư phát triển đồng bộ... là những lợi thế lớn giúp bất động sản Bình Phước trở thành nơi lý tưởng để các nhà đầu tư “rót tiền”.

Giá thuê căn hộ dịch vụ giảm mạnh / Khoanh vùng 'sốt đất', giảm thiểu tác động tới nhà đầu tư ngoại

“Vùng trũng” đầu tư BĐS phía Nam

Thị trường BĐS hậu đại dịch Covid-19 có nhiều biến động, nguồn cung khan hiếm tạo ra làn sóng dịch chuyển đầu tư về các tỉnh vùng ven TP.HCM. Trong đó, Bình Dương, Đồng Nai hay Long An là những thị trường được khai thác sớm hơn. Tuy nhiên, do mức giá BĐS các khu vực này ngày càng tăng nên nhiều nhà đầu tư chuyển hướng sang Bình Phước, biến nơi đây trở thành “vùng trũng” đầu tư mới của thị trường BĐS khu vực phía Nam.

Những năm gần đây, BĐS Bình Phước còn bước vào đà tăng nhiệt nhờ sức bật từ phát triển kinh tế và hạ tầng được đầu tư phát triển đồng bộ. Bình Phước nằm ở vị trí xung yếu, có khả năng kết nối giao thông với sân bay Tân Sân Nhất, sân bay Long Thành, sông Sài Gòn, Đồng Nai. Hàng loạt công trình hiện đại được xây dựng, hệ thống giao thông kết nối Bình Phước với tam giác vàng Bình Dương - Đồng Nai - TP.HCM ngày càng trở nên thuận tiện. Đáng chú ý nhất gần đây có thể kể đến dự án đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành với kinh phí hơn 24 nghìn tỷ đồng. Tỉnh còn có hạ tầng giao thông tương đối thuận lợi, kết nối với Tây Nguyên và các tỉnh miền Đông Nam bộ thông qua quốc lộ 13, quốc lộ 14, đường ĐT 741. Ví trí địa lý cũng tạo điều kiện thuận lợi để Bình Phước dễ dàng kết nối với các trung tâm kinh tế của tỉnh và khu vực thị trấn Chơn Thành, thị xã (TX) Phước Long, TX Bình Long, TX Gia Nghĩa, Biên Hòa, TP Thủ Dầu Một (Bình Dương)… Đây chính là yếu tố lợi thế để Bình Phước phát triển theo hướng liên kết vùng.

Nắm bắt cơ hội của thị trường, nhiều doanh nghiệp đã sớm đầu tư vào Bình Phước.

Nắm bắt cơ hội của thị trường, nhiều doanh nghiệp đã sớm đầu tư vào Bình Phước.

Ngoài ra, một lợi thế nữa khiến thị trường BĐS công nghiệp Bình Phước được nhiều đại gia địa ốc “nhòm ngó” khi được xem là thủ phủ công nghiệp chỉ sau Bình Dương, Đồng Nai. Chỉ tính riêng cuối tháng 12/2020, tại hội nghị xúc tiến đầu tư, UBND tỉnh Bình Phước đã trao quyết định chủ trương đầu tư và giấy chứng nhận đầu tư cho 35 doanh nghiệp, thực hiện 46 dự án với tổng vốn đăng ký 46.276 tỷ đồng, tương đương gần 2 tỷ USD. Trước đó, hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2018, tỉnh trao quyết định cho 24 dự án với tổng số vốn 1,133 tỷ USD. Đến nay, 15 dự án đã đưa vào hoạt động, 3 dự án đang tiến hành xây dựng và 6 dự án đang trong giai đoạn hoàn thiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư. Tất cả dự án được ký kết năm 2018 đều đã được hiện thực hoá, không nằm trên giấy. Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, bà Trần Tuệ Hiền cho hay, tỉnh đặt mục tiêu cho nhiệm kỳ 2020-2025 thành lập mới 6.000 doanh nghiệp. Định hướng thu hút đầu tư là các dự án phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo; công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao...

Thu hút nguồn vốn đầu tư là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy thị trường bất động sản (BĐS) địa phương thanh khoản tốt. Đó cũng là lý do dòng tiền từ các nhà đầu tư TP.HCM, Hà Nội và các tỉnh lân cận đang bắt đầu đổ về BĐS Bình Phước. Với hạ tầng cơ sở được xây mới và ngày càng hoàn thiện, giới đầu tư kỳ vọng Bình Phước sẽ trở thành thị trường địa ốc tiềm năng không chỉ tại Đông Nam Bộ mà còn cả khu vực phía Nam.

“Tâm điểm” mới của thị trường BĐS Bình Phước

Theo quy hoạch của UBND tỉnh Bình Phước, đô thị Đồng Xoài - Chơn Thành - Đồng Phú sẽ là tam giác phát triển. Thị trường bất động sản Đồng Xoài hiện khá sôi động với Khu dân cư Cát Tường Phú Hưng của Cát Tường Group, Tà Bế Gold City, The Light City của Cty BĐS Thành Phương... Chơn Thành cũng được chú ý nhờ sự đặt chân của “ông lớn” Becamex khi tập đoàn này triển khai nhiều dự án tại đây như dự án KCN Becamex - Bình Phước quy mô 4.600 ha, trong đó khoảng 2.400ha đất KCN và 2.200ha đất dịch vụ và đô thị, tổng mức đầu tư gần 1 tỷ USD.

Một “khuôn mặt” khá mới nhưng cho thấy năng lực cạnh tranh không kém là Đồng Phú, một trong 2 tuyến (cùng với Chơn Thành) được quy hoạch phát triển tầm nhìn và định hướng từ nay đến 2030 của tỉnh Bình Phước về ưu tiên phát triển.

Bình Phước có lợi thế phát triển theo hướng liên kết vùng.

Bình Phước có lợi thế phát triển theo hướng liên kết vùng.

Theo nhận định của giới chuyên gia, ngoài nguyên nhân về pháp lý và yếu tố hạ tầng, thì chính sách về kinh tế và quỹ đất là cơ sở trọng yếu để thu hút các nhà đầu tư. Căn cứ số liệu của UBND huyện Đồng Phú về tình hình KTXH, quốc phòng – an ninh năm 2020 và các chỉ tiêu trọng tâm năm 2021 cho thấy: Năm 2020, thực hiện công bố công khai điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất năm 2020 của huyện. Cấp mới 2.779 giấy chứng nhận, đạt 138% kế hoạch. Một trong các chỉ tiêu trọng tâm của huyện năm 2021 là Cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo nhu cầu của người dân đã đăng ký, khoảng 2.003,5ha, tương ứng trên 2.000 GCN, nâng diện tích đã cấp GCN QSD đất đạt trên 80%/tổng diện tích đất đủ điều kiện được cấp GCN. Điều này cho thấy dư địa phát triển của địa phương và cũng là cơ hội lớn cho các nhà đầu tư.

Nắm bắt cơ hội của thị trường, nhiều doanh nghiệp đã sớm đầu tư vào Đồng Phú. Gần đây nhất, cuối tháng 3/2021, UBND tỉnh Bình Phước đã trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án khu dân cư HM (HM Residential) do Công ty TNHH Phát triển Bất động sản Đồng Phú – Indochine làm chủ đầu tư trên diện tích 168.185,2m2, với tổng vốn đầu tư là 70 tỷ đồng. Đây được cho là dự án có tính đi trước đón đầu hấp dẫn, góp phần cải thiện môi trường sống, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân sinh sống và làm việc trên địa bàn.

Hà Anh
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm