Bất động sản

Thị trường bất động sản bao giờ qua 'cơn bĩ cực'?

Theo dự báo, do ảnh hưởng của dịch Covid - 19, phải sang năm 2021 lượng khách du lịch mới có thể phục hồi hoàn toàn. Điều này kỳ vọng thị trường bất động sản nghĩ dưỡng cũng sẽ hồi phục và phát triển theo, nhất là khi Việt Nam được xem là điểm đến lý tưởng, an toàn cho du khách.

Dân chờ mua giá rẻ, nhà đầu tư “cắt lỗ” khiến bất động sản khó càng khó / Giá bất động sản tăng bất chấp ra sao giữa “bão" Covid-19?

Theo đánh giá của Savills Việt Nam, việc thiếu vắng khách du lịch và các địa điểm nghỉ dưỡng, tham quan trong cả nước đóng cửa đang ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của các cơ sở lưu trú tại các khu vực này trong mùa dịch Covid-19.

Doanh thu lưu trú sụt giảm

Bà Đỗ Thị Thu Hằng, Giám đốc bộ phận Nghiên cứu - Tư Vấn, Savills Hà Nội cho biết, quý I/2020, công suất phòng trung bình của khách sạn 5 sao giảm -32 điểm % theo năm. Giá phòng trung bình đạt 127 USD/phòng/đêm, giảm -13% theo năm dẫn đến doanh thu phòng trung bình giảm - 46% theo năm.

Theo Sở Du lịch Hà Nội, từ tháng 2 tới 19/03, đã có 151 cơ sở khách sạn phải tạm đóng cửa.Doanh thu phòng trung bình tại các khu vực nội thành cũnggiảm -51% theo năm trong khi các khu vực trung tâm giảm - 49% theo năm.

Còn tại thị trường khách sạn Tp. HCM, ông Troy Griffiths Phó TGĐ Savills Việt Nam nói rằng,trong quý I/2020, thị trường khách sạn ghi nhận tình hình hoạt động thấp nhất với sự sụt giảm công suất và giá phòng trung bình đáng kể. Công suất giảm do tác động từ lượng khách quốc tế giảm mạnh trong quý, nhất là nguồn khách từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Châu Âu.

Sở Du lịch Tp.HCM thống kê cho thấy 90% các doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ đã tạm thời đóng cửa và lượng khách quốc tế giảm - 43% theo năm xuống còn 1,3 triệu lượt trong 3 tháng đầu năm.

Theo STR, đơn vị cung cấp dữ liệu về tình hình hoạt động kinh doanh khách sạn trên toàn cầu, trong mấy tháng vừa qua, toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã ghi nhận mức sụt giảm về công suất trong đó Việt Nam là một trong những quốc gia ghi nhận mức giảm đáng kể nhất.

Ngoài sự sụt giảm khá lớn khách du lịch tại Hà Nội và Tp. HCM, các điểm đến ven biển, Đà Nẵng, Hội An cũng đang chịu sự ảnh hưởng nặng nề nhất do những nơi này có sự phụ thuộc lớn vào nguồn khách nước ngoài. Hiện nay nhiều dự án chỉ đạt mức công suất dưới 10%, chỉ riêng Phú Quốc duy trì được mức công suất khoảng 40%, mức cao nhất trong các địa điểm du lịch biển.

Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) ước tính lượng khách du lịch quốc tế đến trên thế giới sẽ giảm khoảng 20-30% trong năm 2020, dẫn đến sự sụt giảm từ 30-50 tỷ USD chi tiêu khách du lịch.

Ông Mauro Gasparotti, Giám Đốc Savills Hotels châu Á - Thái Bình Dương chia sẻ, mặc dù du lịch sụt giảm nhưng Việt Nam đã làm rất tốt công tác phòng chống dịch và bây giờ là lúc đất nước đi vào giai đoạn phục hồi sau đại dịch.

“Chúng tôi tin rằng nhu cầu du lịch trong nước sẽ là thị trường chính trong vài tháng tới.Tuy nhiên, các khách sạn và resort sẽ cần điều chỉnh lại chính sách giá cũng như các ưu đãi để đón đầu và đáp ứng nhu cầu của nhóm khách này”, ông Mauro Gasparotti nói.

Chuyên gia dự báo thị trường bất động sản nghỉ dưỡng sẽ hồi phục vào năm 2021 (Anh: Internet)

Chuyên gia dự báo thị trường bất động sản nghỉ dưỡng sẽ hồi phục vào năm 2021 (Anh: Internet)

Ba giai đoạn phục hồi

Nói về sự phục hồi sau đại dịch, ông Mauro cho rằng, thị trường du lịch trong nước sẽ quay trở lại trong giai đoạn đầu tiên của sự phục hồi. Sau quyết định về cách ly xã hội, phần lớn các khách sạn và khu nghỉ dưỡng ở Việt Nam đã đóng cửa nhưng hầu hết đang có kế hoạch mở cửa trở lại trong tháng 5 này với các chương trình khuyến mãi để thu hút khách du lịch trong nước.

Tuy nhiên, trong bối cảnh nhiều người còn e ngại việc di chuyển bằng máy bay, các điểm đến có thể di chuyển bằng ô tô như: Vũng Tàu, Hồ Tràm, Mũi Né, Hạ Long, Đà Lạt, Sapa... sẽ là lựa chọn hàng đầu trong ngắn hạn.

Giai đoạn phục hồi thứ hai sẽ là sự trở lại của du khách nước ngoài khi lệnh cấm các chuyến bay được dỡ bỏ và các quốc gia kết nối được xem là an toàn.Trung Quốc và Hàn Quốc có thể sẽ là những quốc gia được ưu tiên mở lại trước do đây là những thị trường khách quốc tế chính của Việt Nam đồng thời cũng là những quốc gia có số ca nhiễm giảm đáng kể.

 

“Việt Nam đã nổi tiếng toàn cầu về mức độ an toàn thông qua các biện pháp phòng chống Covid-19 thành công và đây được xem là "đòn bẩy" giúp thị trường khách quốc tế sớm trở lại”, ông Mauro nói.

Giai đoạn cuối cùng là khi đại dịch được kiểm soát hoàn toàn và ngành du lịch toàn cầu phục hồi trở lại về mức trước khi áp dụng các chính sách hạn chế du lịch do đại dịch Covid-19.

“Tuy nhiên, do ảnh hưởng của tác động kinh tế toàn cầu và diễn biến khó lường trước của dịch Covid-19, chúng tôi dự đoán việc khôi phục hoàn toàn có thể sẽ diễn ra vào năm 2021”, vị giám đốc này chia sẻ.

Trước đó, bà Võ Thị Khánh Trang, Trưởng bộ phận
Nghiên cứu - Tư vấn Savills Tp.HCM dự báo, các nước châu Á dự kiến sẽ phục hồi nhanh hơn sau dịch bệnh so với các khu vực khác, điều này có ý nghĩa tích cực đối với thị trường khách sạn trong nước với sự đóng góp chủ yếu từ thị trường châu Á. Đến sau năm 2020 tình hình du lịch dự kiến sẽ tăng trưởng trở lại, đặc biệt là từ lượng khách trong nước.

Tổng cục Du lịch nhận định,du lịch Việt Nam trong năm 2020 sẽ đón 5,5 triệu lượt khách quốc tế, giảm -70% theo năm. Sự phụ thuộc vào thị trường khách nội địa (82,5% tổng lượng khách năm 2019) và những thị trường quốc tế chính như Trung Quốc và Hàn Quốc có thể sẽ là lợi thế lớn khi những thị trường này có nhiều khả năng sẽ phục hồi và mở cửa du lịch sớm nhất.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm