Bí ẩn về 'hố tử thần' ở Siberia đã được giải mã
Các nhà khoa học tin rằng, một hố khổng lồ đột ngột xuất hiện ở miền bắc Siberia là do nhiệt độ trong khu vực tăng lên, chứ không phải do thiên thạch như nhiều đồn đoán trước đó.
Theo Andrei Plekhanov, chuyên gia cấp cao tại Trung tâm nghiên cứu khoa học về Bắc cực, "hố tử thần" nhiều khả năng nhất là kết quả của sự tích tụ áp suất quá mức dưới lòng đất, bắt nguồn từ nhiệt độ đang thay đổi trong khu vực.
Hôm 16/7, ông Plekhanov đã tới nơi phát lộ hố rộng 80 mét tại bán đảo Yamal, "nơi tận cùng thế giới" ở miền bắc Siberia, Nga để tìm hiểu về sự hình thành của nó. Ông nói, 80% hố này dường như tạo thành từ băng đá và không tồn tại bất kỳ dấu vết nào về một vụ nổ.

Khám phá đã bác bỏ khả năng một thiên thạch đã đâm trúng khu vực.
Sau khi "hố tử thần" được phát hiện hồi đầu tuần này qua các bức ảnh chụp từ trên không, cư dân mạng đã đưa ra vô số đồn đoán về nguồn gốc của nó, kể cả việc hố là nơi hạ cánh của một UFO hay đĩa bay của người ngoài hành tinh. Tuy nhiên, các nhà khoa học nghiêng về giả thuyết cho rằng, chính hiện tượng nóng lên toàn cầu đã làm phát thải khí dưới bề mặt, dẫn đến nổ như nút chai sâm banh.

Quá trình hình thành "hố tử thần" được cho là có thể diễn ra như sau: Nhiệt độ tăng lên có thể gây ra sự tan chảy đáng báo động ở băng đá dưới bề mặt.
Khí tích tụ trong băng được giải phóng, có thể đã hòa trộn với cát dưới mặt đất, rồi trộn lẫn với muối (cách đây khoảng 10.000 năm, khu vực này từng là biển). Hỗn hợp này sau đó làm khởi phát một vụ nổ ngầm, khiến đất trong lòng hố văng ra xung quanh miệng hố.
Vietnamnet
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

CLIP: Cận cảnh pha săn mồi ngoạn mục của “ông vua đồng cỏ”
CLIP: Lỡ dại đi săn nhím, trăn boa quằn quại trong đau đớn vì bị lông kẻ thù đâm
CLIP: Rắn đuôi chuông kịch độc bị hạ gục bởi "sát thủ" rắn lục trong cuộc chạm trán định mệnh
CLIP: Linh miêu con tập săn mồi, bài học sinh tồn trong thiên nhiên hoang dã
CLIP: Sư tử mẹ, lá chắn thép bảo vệ đàn con giữa đồng cỏ Châu Phi

Loài cá sa mạc hiếm nhất thế giới, sống sót ở ‘thung lũng chết’ 60.000 năm: Chỉ còn hơn 30 con
Cột tin quảng cáo